Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại Uỷ ban Nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ,CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại Uỷ ban Nhân

Nhân dân huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

Cán bộ, cơng chức là nhân tố con người, là nhân tố quan trọng nhất trong HTCT nói chung và BMNN nói riêng. Do đó, để xây dựng và hồn thiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì vấn đề đầu tiên là xây dựng năng lực cán bộ, cơng chức, trong đó cán bộ, cơng chức cấp huyện đủ đức, đủ tài để thực hiện mục tiêu trên.

Trong báo cáo trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư, nhiệm kỳ 2015-2020 có nêu nhiệm vụ và giải pháp trong việc phát triển huyện Hoa Lư trong những năm tiếp theo tập trung vào các yêu cầu sau:

Thực hiện đồng bộ các khâu trong cơng tác cán bộ. Rà sốt, bổ sung quy hoạch cán bộ, công chức nhiệm kỳ 2015 -2020 và những năm tiếp theo, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức chuyên môn ở UBND huyện.

Xây dựng CBCC từ huyện đến cơ sở có cơ cấu hợp lý, đủ tiêu chuẩn, đảm bảo sự kế thừa, quan tâm đào tạo cán bộ, cán bộ nữ, cán bộ trẻ.

Xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ, công chức trẻ về làm việc tại huyện và xã. Từng bước chuẩn hóa cán bộ, cơng chức.

Đổi mới, nâng cao năng lực sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chi đoàn, chi hội nhằm nâng cao hoạt động của cán bộ, công chức.

Chúng ta biết rằng, việc xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC hành chính là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. V vậy, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ), xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC là một

trong bảy chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Xác định tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức cho từng lĩnh vực, từng cấp; xây dựng cơ cấu cơng chức ở các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và thực hiện quy chế công chức dự bị để tạo nguồn tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính.

- Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng CBCC trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể. Có quy chế quản lý CBCC theo hướng bảo đảm nguyên tắc đề cao vai trò, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan chuyên môn.

- Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực hành theo yêu cầu nghề nghiệp của từng loại cơng chức, biết sử dụng máy vi tính và ngoại ngữ trong hoạt động công vụ.

- Từng bước cải tiến cơng tác quản lý hồ sơ nhằm hiện đại hóa cơng tác quản lý CBCC. Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại khác được áp dụng rộng rãi trong việc quản lý CBCC.

- Xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực hoạt động thực tiễn, cơng tâm với nhiệm vụ, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, nâng cao trách nhiệm cơng tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức công vụ của CBCC.

Các vấn đề trên đây nếu được quan tâm thực hiện có kết quả sẽ góp phần xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC hành chính. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cải cách hành chính cần được tiếp tục thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo chủ trương của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đặc biệt tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức là một trong những chủ trương và giải pháp quan trọng nhằm xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức. Để thực hiện có kết quả chủ trương và giải pháp này, các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND huyện Hoa Lư cần coi trọng việc tuyển dụng công khai và quản lý tốt đội ngũ CBCC. Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh cơng chức trong từng cơ quan để đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, quy hoạch, bố trí sử dụng đúng trên cơ sở đánh giá, phân loại CBCC. Thay đổi phương thức quản lý biên chế theo hướng tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng, ban, mạnh dạn đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy, thu hút “đầu vào” những người có đủ phẩm chất, năng lực đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ, phù hợp với chuyên môn được đào tạo và thông qua thi tuyển cơng khai nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức của UBND huyện.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ,CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 94 - 96)