Hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng trực tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty TNHH một thành viên thời trang NTP (Trang 29 - 32)

Thực tế, TMĐT đã đem đến nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp tối đa hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí , cắt giảm các hạng mục khơng cần thiết; giúp khách hàng có thơng tin phong phú về thị trường và sản phẩm, giảm chi phí và thời gian mua sắm.

Xét trên bình diện quốc gia, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát

triển. Sớm chuyển sang nền kinh tế số hoá sẽ giúp các nước đang phát triển tạo ra bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn.

Mua bán trực tuyến là hình thức kinh doanh thơng qua thương mại điện tử. Bán lẻ trực tuyến đã hình thành ở Việt Nam từ lâu nhưng khơng phát triển vì người tiêu dùng chưa có thói quen mua sắm trên internet, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang - vốn đòi hỏi người tiêu dùng phải thử sản phẩm trước khi quyết định mua. Tuy nhiên, với xu hướng cơng nghệ hóa trên mọi lĩnh vực cùng sự phát triển mạnh mẽ của internet, thói quen của người tiêu dùng đối với mua hàng trực tuyến có sự chuyển biến rõ rệt.

Thị trường thời trang trực tuyến

Từ cuối năm 2011 trở về trước, trên thị trường thời trang trực tuyến chưa có bất kỳ trang web kinh doanh sản phẩm thời trang đủ mạnh, tạo được dấu ấn và chiếm lĩnh thị phần. Các giao dịch mua bán sản phẩm thời trang chủ yếu được tiến hành qua:

- Các sàn giao dịch trực tuyến phổ biến như Enbac.com, Muare.vn, Vatgia.com, Chodientu.vn,…

- Các diễn đàn lớn với các chủ đề liên quan như Webtretho, Lamchame …

- Mạng xã hội, chủ yếu là Facebook (dưới hình thức đơn giản như một online catalogue giới thiệu sản phẩm).

- Website bán hàng trực tiếp của một số thương hiệu thời trang có tên tuổi như sevenam.vn, evafashion.com.vn.

- Một số các website rao vặt…

Các website bán hàng trực tuyến chưa tạo thuận lợi cho khách hàng trong mua sắm - trong khi người tiêu dùng chưa quen với hình thức mua hàng trực tuyến, cũng như chưa trang bị kiến thức để mua sắm và thanh tốn trực tuyến an tồn. Phần lớn các website cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến chỉ mang tính chất như một cầu nối giữa

người mua và người bán. Các website này chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng tham khảo, khiến cho hoạt động mua bán trên mạng bị bó hẹp.

Tuy nhiên, tình hình có sự thay đổi từ đầu năm 2012 đến nay, thị trường phát triển mạnh với việc xuất hiện hàng loạt các website bán hàng thời trang như zalora.vn, canifa.com, chon.vn, kkfashion.vn,… Trong đó, zalora.vn được đầu tư từ công ty Rocket Internet Việt Nam tạo được dấu ấn trong cảm nhận của khách hàng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thành công của zalora.vn là do zalora.vn bước vào thị trường khi người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu ưa thích mua hàng trực tuyến và có đủ kỹ năng cho việc này. Với nguồn tài chính mạnh mẽ, zalora.vn có cơ hội thuận lợi để quảng bá thương hiệu và nhanh chóng giành ưu thế trên thị trường.

Một website bán hàng trực tuyến khác cũng tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là chon.vn. Đây là trang web bán hàng thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Thương mại Chọn - được thành lập bởi các thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Nắm bắt được xu hướng thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua hàng trực tuyến, nhiều website kinh doanh theo mơ hình bán lẻ trực tuyến ra đời, khiến cho thị trường này trở nên vô cùng sôi động. Tuy nhiên, đa số các website bán

hàng hiện còn nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, chưa tạo được uy tín cao về thương hiệu.

2.1.2 Qui mô của thị trường

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền Thông vào tháng 12/2012 thì Việt Nam hiện có:

- 31.2 triệu người sử dụng Internet, chiếm 35.58% dân số Việt Nam, nghĩa là cứ 3 người thì có 1 người dùng internet.

- 74% người dùng dưới 35 tuổi.

- 62% người truy cập internet hàng ngày.

- 56% các thuê bao di động truy cập internet bằng điện thoại.

- 68% số người dùng internet dành khoảng hơn 2 giờ đồng hồ mỗi ngày cho việc truy cập mạng.

- 43% người dùng truy cập vào các website thương mại điện tử.

- Người dùng truy cập vào các website TMĐT để tra cứu thông tin về các sản phẩm, dịch vụ; tham khảo giá; nơi bán và tham gia giao dịch trực tuyến

- Số người đã từng tham gia đặt hàng và thanh toán online khoảng 800.000 người. - Lượng giao dịch online trung bình trên mỗi đầu người là 4 giao dịch/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty TNHH một thành viên thời trang NTP (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)