CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường nữ trang của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý sài gòn (Trang 69 - 74)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ

TRANG SJC

3.1.1 Quan điểm phát triển thị trường

Để đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nữ trang SJC một cách bền vững, thắng lợi, đề nghị dựa theo 3 quan điểm chính sau đây:

Một là, phát triển thị trường theo định hướng khách hàng. Kinh doanh, thị

trường nữ trang là một thị trường nhạy cảm, chịu nhiều tác động của các yếu tố bên trong, bên ngồi doanh nghiệp. Đặc biệt hành vi quyết định mua sắm nữ trang của khách hàng phức tạp và thường hay thay đổi bởi các yếu tố tác động. Theo ơng Joseph B. Geraty, để phát triển kinh doanh, thị trường một cách bền vững, giải pháp hiệu quả nhất là cơng ty phải trở thành một tổ chức định hướng vào khách hàng - tức phải luơn coi khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình, đồng thời xem họ như động lực chèo lái và phát triển của tổ chức. Phương châm của các cơng ty đi theo mơ hình này là: "Tồn tại và phát triển khơng theo lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững" [29].

Vậy, để trở thành một cơng ty định hướng khách hàng, SJC cần quan tâm hơn các vấn đề sau đây:

- Tạo mối liên kết từ lãnh đạo tới khách hàng: Bộ phận nghiên cứu khách hàng

khảo sát khách hàng (cũng như cộng đồng cĩ liên quan), kết quả khảo sát gửi đến lãnh đạo cơng ty xử lý. Lãnh đạo phải thực sự mong muốn lắng nghe và quan tâm đến ý kiến của khách hàng làm cơ sở cho phát triển sản xuất kinh doanh, thị trường phù hợp.

- Phối hợp giải quyết vấn đề chéo chức năng, liên phịng ban: Các phịng ban

lại chỉ do một phịng ban giải quyết. Tuy nhiên, cấp lãnh đạo sẽ là người giải quyết các vấn đề mấu chốt của khách hàng.

- Giải quyết vấn đề của khách hàng theo quá trình chuẩn: Các khiếu nại của

khách hàng được thu thập, tập hợp và lưu trữ theo trình tự thời gian liên tục. Sau đĩ, phân tích nguyên nhân, cĩ biện pháp sửa đổi, cải tiến và phải thơng báo lại cho khách hàng biết. Đây chính là thể hiện sự tơn trọng khách hàng, chìa khố cho sự thành cơng trong quá trình tạo sự trung thành của khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ của cơng ty.

Cơng ty cần biết kết hợp dữ liệu khách hàng và dữ liệu nội bộ để phân tích và nhận biết các vấn đề trước khi khách hàng nhận ra, cĩ biện pháp phịng tránh, xữ lý trước, khơng để khách hàng khiếu nại.

Hai là, phát triển thị trường đồng bộ, toàn diện. Đĩ là phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu, lượng lẫn chất, phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất; đồng bộ cân đối nguồn lực (nhân, vật lực), các bộ phận sản xuất, kinh doanh, sản xuất và kinh doanh, sản xuất và thị trường,..

Với nguồn lực hạn chế của mình, cần tìm đối tác trong và ngồi nước hợp tác, thu hút đầu tư lĩnh vực cơng nghệ cao, cơng nghiệp phụ trợ ngành nữ trang, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; đẩy mạnh về chất việc đầu tư, phát triển cơng nghiệp phụ trợ, phục vụ hiệu quả cho sản xuất hàng nữ trang cao cấp, chuẩn hĩa chất lượng cao, tạo nguồn xuất khẩu, cũng như cắt giảm dần việc nhập khẩu các phụ liệu; xây dựng những sản phẩm chủ lực, cạnh tranh cấp quốc gia, khu vực. Song song, thực hiện tốt cơng tác bảo vệ mơi trường cộng đồng.

Về nguồn nhân lực, cần coi phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá, cĩ chính sách phù hợp về vật chất, tinh thần; tự đào tạo, đào tạo từ bên ngồi doanh nghiệp, tuyển dụng nhân lực cĩ chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường.

Cân đối đồng bộ, ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển các khâu then chốt: máy mĩc, cơng nghệ tiên tiến, hiện đại,..

Ba là, phát triển thị trường dựa trên nội lực là chính. Để phát triển thị trường, với nguồn lực cĩ giới hạn, các doanh nghiệp thường tận dụng mọi nguồn

lực để phát triển.

Ngày nay, cả thế giới phải đối mặt với khủng hoảng, suy thối kinh tế, nợ cơng, lạm phát, lãi suất tăng cao. Nền kinh tế biến động bất thường, rủi ro tiềm ẩn rất cao. Kinh tế nước ta cịn thấp kém, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới. Phát triển thị trường nữ trang yêu cầu nhiều nguồn lực lớn nhưng là thị trường rất nhạy cảm, tính cạnh tranh cao, giá vàng, đá quý tăng giảm thất thường gắn chặt theo thị trường thế giới, luơn cĩ khuynh hướng tăng cao, nhiều yếu tố trong nước (Bình ổn kinh tế vĩ mơ,..) và ngồi nước tác động rất phức tạp và rủi ro cao hơn các thị trường khác.

Vì vậy, phát triển thị trường nữ trang dựa trên nội lực là chính. Đĩ là quan điểm giúp phát triển bền vững.

Khi nguồn lực hạn chế, doanh nghiệp rất khĩ tránh phát triển thị trường theo chiều rộng. Phải thay đổi tư duy về phát triển để hướng mạnh vào phát triển bền vững, đi vào chiều sâu dựa vào nội lực, khai thác tốt, hiệu quả nhất vào nguồn lực con người, các nguồn lực vật chất khác của doanh nghiệp kết hợp với các nguồn lực khác từ bên ngồi một cách hợp lý nhất.

3.1.2 Dự báo về thị trường nữ trang

3.1.2.1 Dự báo về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau hơn 4 năm gia nhập WTO, giao dịch thương mại giữa VN và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng trên cơ sở hợp tác phát triển kinh tế cùng cĩ lợi sẽ gĩp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội và thu nhập của người dân VN ngày càng cao hơn.

Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI xác định tốc độ tăng trưởng GDP là 7-8%/năm, GDP 2020 gấp 2,2 lần so năm 2010, GDP đầu người đạt 3.000USD,.. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta (GDP) đến 2015: nơng nghiệp 17-18%, cơng nghiệp và xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42% (Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI). Các chính sách ưu tiên nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân (tam nơng) được triển khai. Vì thế đời sống vật chất và tinh thần nhân dân VN sẽ khơng ngừng nâng cao, thị trường trang sức VN sẽ khơng ngừng phát triển.

3.1.2.2 Dự báo về thị trường và sự chuyển dịch thị trường

Hội nhập WTO, thị trường VN ngày càng cĩ nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia. VN là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng với dân số cả nước năm 2010 là 86,93

triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, dân số nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nơng thơn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam trên 100 nữ. Năm 2009, tỷ lệ này là 97,6/100. Dự đốn đến năm 2015, dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người. Với chính sách của Nhà nước phát triển hài hịa, bền vững các vùng, xây dựng đơ thị và nơng thơn mới, ưu tiên cho nơng thơn với chính sách tam nơng (nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân),.. (Nguồn: http://tintuc.xalo.vn).

Theo các số liệu [33] cơng bố ngày 15/1/2011, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã tổ chức Diễn đàn "Tồn cảnh phân phối - bán lẻ Việt Nam năm 2011", năm 2010 vừa qua, kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường Việt Nam vẫn sơi động, cĩ tốc độ tăng trưởng gần 25%. Tại cuộc Hội thảo chuyển

biến của thị trường bán lẻ và cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại TP. Hồ Chí Minh ngày 07/6/2011, Việt Nam là quốc gia cĩ lĩnh vực bán lẻ mang lại lợi nhuận đứng trong Top 5 thế giới và phát triển nhanh nhất tại châu Á,..

Research and Markets, mạng chuyên cung cấp thơng tin tư liệu và nghiên cứu thị trường, nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% trong năm 2010, những thay đổi trong luật định cĩ lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi và với thực tế ngày càng cĩ nhiều người tiêu dùng hướng tới khái niệm hàng bán lẻ hiện đại, doanh số bán lẻ tại Việt Nam cĩ thể tăng khoảng 23%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014. Theo đĩ sự kỳ vọng thị trường nội địa về nữ trang sẽ rất lớn, sự cạnh tranh giành thị phần nữ trang là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng hướng đến khách hàng cả thành thị lẫn nơng thơn.

3.1.2.3 Dự báo về thị trường nữ trang

doanh nữ trang khơng thấp hơn 20% của các cơng ty lớn (SJC, PNJ, Doji,..), sự đầu tư về cơ sở sản xuất, kinh doanh (nhà xưởng, máy mĩc thiết bị, cơng nghệ, nhân lực,..) của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong và ngồi nước trên cơ sở dự báo về thị trường nữ trang nước ta nĩi chung và tại các thành phố lớn cho thấy thị trường nữ trang sắp tới đầy triển vọng.

3.1.3 Định hướng, chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh nữ trang của

SJC đến năm 2020

Bảng 3.1: Dự báo sản lượng nữ trang SJC tiêu thụ

Sản lượng nữ trang Năm Mĩn Tốc độ tăng/năm (%) 2006 15.346 2007 22.606 47 2008 49.837 120 2009 85.444 71 2010 102.211 20

Tuỳ theo hàm lượng và tuổi vàng nữ trang, mỗi năm SJC cần từ 7.000 – 10.000 lượng vàng 999,9 để sản xuất nữ trang. Tốc độ tăng bình quân tối thiểu: 20%/năm. Từ năm 2012, Xí nghiệp sản xuất nữ trang Tân Thuận của SJC hoạt động thì sản lượng ước lượng chắc chắn tăng cao hơn bình thường các năm qua (vì cơng suất thiết kế đến 1.000.000 sản phẩm/năm), dự kiến tăng 50%, tương đương 204.422 sản phẩm. Các năm sau đĩ, mỗi năm tăng tối thiểu 20%.

Ước lượng sản lượng đến năm 2015 là 500.000 sản phẩm và đến năm 2020 đạt 1.000.000 sản phẩm.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu lưu trữ tại SJC)

Hiện nay, dự đốn tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa thốt khỏi giai đoạn khủng hoảng trong một hai năm tới, nền kinh tế nước ta năm 2011 vẫn cịn nhiều bất ổn, nhất là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; lãi suất vẫn cịn quá cao, vượt quá sự chịu đựng của các doanh nghiệp, sức mua giảm, tình hình giá vàng và ngoại tệ tiếp tục biến động phức tạp. Các chính sách đối với ngành kinh doanh vàng vẫn chưa

được xác định một cách rõ nét. Tuy nhiên SJC vẫn tiếp tục khẳng định tăng tốc trong các mặt hoạt động khác ngồi sản xuất kinh doanh vàng miếng, trong đĩ phát triển thị trường nữ trang được quan tâm hàng đầu nhằm giữ vững và củng cố vị trí hàng đầu trong ngành cơng nghiệp kim hoàn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thị trường nữ trang của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý sài gòn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)