Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ 16 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 28 - 32)

1.4 Kinh nghiệm chống chuyển giá trên thế giới và bài học rút ra

1.4.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ 16 

Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả

các quốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như pháp luật về kinh tế tiến bộ so với các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũng không là quốc gia ngoại lệ trong việc chống hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là vào năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng công ty ô tô Nissan của Nhật

17

đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ. Cuối cùng công

ty Nissan phải nộp một khoảng tiền phạt là 170 triệu USD vì bị cáo buộc thực hiện hành vi chuyển giá. Từ năm 1998 tới 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các cơng ty nước ngồi hoạt động kinh doanh tại Mỹ cũng trốn thuế TNDN.

Trong những bằng chứng trình cho Ủy Ban Tài Chính Hoa Kỳ, Ủy viên IRS cho rằng: những người nộp thuế đã chuyển những khoản lợi nhuận quan trọng ra nước ngoài bằng các thao tác về giá chuyển nhượng giữa các bên liên quan. Do

đó, thu nhập của một nhóm ngành kinh tế thường được sinh ra ở những nơi có

mức thuế suất thấp hay những nơi pháp luật không quy định về thuế chặt chẽ hơn là ở Mỹ, làm giảm trách nhiệm pháp lý về thuế thu nhập của các doanh nghiệp

nước ngồi… Trong đó các ngành kỹ thuật công nghệ cao và dược phẩm đang

chuyển lợi nhuận ra nước ngồi thơng qua nhiều điều khoản liên quan đến việc định giá chuyển giao các tài sản vơ hình cho các bên liên quan. Thỏa thuận phân

chia chi phí là phương pháp được dùng cho hoạt động này, nói cách khác đó là sự chuyển dịch khơng đúng thu nhập ra nước ngoài. Vấn đề chuyển giao vơ hình và chuyển giá đã dẫn đến những thử thách quan trọng trong việc tuân thủ luật thuế

của các tập đoàn đa quốc gia. Mức độ vi phạm vấn đề này ngày càng tăng

(Eversen 2006)

Cơ quan thuế Hoa Kỳ được đề nghị xem xét hành vi chuyển giá của một số tập đoàn lớn khác như Home Depot, Limited Brands Inc., Kmart Corp., Gap Inc., Sherwin-Williams Inc., Tyson Foods Inc., Circuit City Stores Inc., Stanley Works, Staples Inc., and Burger King Corp (Wall Street Journal, 9/8/2002). Họ cũng kiện những công ty như Shell, Mobil Oil, Oxy USA, Chevron, Conoco, BP Amoco, Texaco, Pennzoil, UPRC, Sun Oil, Kerr-McGee, và Exxon vì được cho là giá bán năng lượng dưới mức giá cơ bản của thị trường và phải hoàn trả 400 triệu USD.

IRS đã khảo sát và đưa ra được bằng chứng là các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên đất Mỹ mà không thuộc quyền sở hữu của Mỹ thì hầu hết nộp thuế ít hơn so với các công ty nội địa. Các kẽ hở về luật pháp cũng được các công ty đa quốc gia thuộc sở hữu của Mỹ lợi dụng để giảm khoản thuế phải nộp và dần tạo

18

nên xu hướng chuyển dịch đầu tư của các cơng ty Mỹ ra ngồi nước Mỹ.

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI rất đa

dạng. Các nghiệp vụ mua bán diễn ra với khối lượng lớn và độ phức tạp cao, vì vậy mà tiếp cận các nghiệp vụ nào có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó. Tương tự rất khó xác định lợi nhuận nào được tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào

được tạo ra bên ngồi một cách chính xác. Do đặc điểm thuế suất thuế TNDN của

Mỹ năm 2009 là 40%, khá cao so với một số nước nên doanh nghiệp FDI có xu hướng chuyển lợi nhuận ra nước ngồi vì họ cho rằng thuế suất tại Mỹ cao và chính phủ khơng xem xét hết các chi phí của họ.

Một số ví dụ dẫn chứng các doanh nghiệp FDI đã tối thiểu hóa số thuế phải nộp: - Vào năm 1987, Cơng ty IBM trình báo cáo tài chính hàng năm trước đại

hội cổ đơng thì hãng này cho rằng 1/3 lợi nhuận kiếm được trong năm là từ hoạt

động kinh doanh trên đất Mỹ. Tuy nhiên khi kê khai với cơ quan thuế thì IBM đã

kê khai rất nhiều chi phí R&D liên quan đến thị trường Mỹ vì vậy mà phần lợi nhuận kiếm được trên thị trường Mỹ gần như bằng không và kết quả là IBM tránh

được nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ Mỹ mặt dù doanh thu thuần của IBM vào

năm 1987 là 25 tỷ USD.

- Một ví dụ khác là Tập đoàn Intel đã thắng một vụ kiện liên quan đến thuế khi bị cáo buộc là đã che giấu hàng triệu USD lợi nhuận từ nguồn doanh thu bán các vi mạch sản xuất tại Mỹ nhưng được khai báo với cơ quan thuế là sản xuất tại Nhật Bản. Do bất cập trong hiệp ước thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản mà cả hai quốc gia này bị thất thu thuế và tập đoàn Intel đã tránh được khoảng thuế phải nộp.

- Một cách tránh thuế đánh vào lợi nhuận phổ biến là các công ty sẽ đầu tư mở chi nhánh tại Puerto Rico. Sau đó các cơng ty này sẽ chuyển các tài sản có giá trị như: bí quyết thương mại, bằng sáng chế và các hoạt động R&D đến Puerto

Rico. Các doanh nghiệp FDI sẽ khai báo phần lớn lợi nhuận kiếm được là tại

Puerto Rico và với thuế suất thấp tại đây thì các doanh nghiệp FDI sẽ tối thiểu được thuế phải nộp. Theo một thông báo của cơ quan thuế của Mỹ thì trong vịng

19

Tháng 05/1992 Ủy ban ngân sách quốc hội Mỹ đã báo cáo trước Thượng

Nghị Viện về sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI là một trong những nguyên nhân gây ra sự giảm thuế TNDN.

Trước tình hình chuyển giá do các doanh nghiệp FDI thực hiện trên đất Mỹ thì cơ quan thuế của Mỹ đã có ban hành các qui định, các đạo luật chống chuyển giá. Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482.

Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các doanh nghiệp FDI với nhau nhưng đồng thời cổ vũ

cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Pháp luật của Mỹ qui định là phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là Cơng ty đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không. Các công ty này không được né tránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách chuyển lợi nhuận ra nước ngồi thơng qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động sản xuất kinh

doanh hay đầu tư vào các quốc gia có thuế suất cực thấp cịn được gọi là các “thiên đường thuế”.

Mặc dù luật pháp kinh tế Mỹ rất phát triển và hiện đại nhưng vẫn tỏ ra bất lực trong việc cố gắng để đạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được đưa ra. Năm 1993, căn cứ theo Omnibus Budget Reconciliation Act, Đạo luật chống chuyển giá IRS Sec 6662 ra đời kèm theo một số thay đổi nhằm chặt chẽ hơn và tăng cường hiệu quả chống chuyển giá. Trong Đạo luật 6662 có hai nguyên tắc chế tài mới dành cho hành vi chuyển giá:

- Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch

đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường

theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:

o Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được. o Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40%

20

dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS xác định được.

- Phạt bổ sung: phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước.

o Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.

o Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp. Mỹ khơng có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét người nộp thuế ở góc độ một ngành cơng nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm ngành chính. Gần đây, hầu hết việc kiểm toán chuyển giá xuất hiện ở 2 trong 5

nhóm ngành này: thơng tin liên lạc, cơng nghệ và truyền thơng, và nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngành cơng nghiệp chăm sóc sức khỏe.

Ngồi ra cơ quan thuế cịn tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên trong năm 2009 và dự định thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám

sát giá chuyển nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 28 - 32)