Cơ sở hình thành hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 71 - 75)

c) Công ty TNHH Ngũ Kim Chính Nguyên Việt Nam 45 

2.3Cơ sở hình thành hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp

Việt Nam

2.3.1 Chênh lệch thuế - Điểm tựa cho chuyển giá

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài

chính hùng hậu. Trình độ quản lý cao thì nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do đâu? Thật ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia để thực hiện hành vi chuyển giá. So với các nước trong khu vực thì thuế suất thuế TNDN tại nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Thuế suất thuế TNDN tại VN trước thời điểm năm 2003 là 32% và cuối năm 2003 chính phủ đã giảm xuống còn 28% cho đến hết năm 2008. Bắt đầu từ năm 2009 thì thuế suất thuế TNDN của

VN là 25%.

Căn cứ vào bảng thuế suất được khảo sát vào năm 2002 thì thuế suất tại VN

được xem là thuộc nhóm các quốc gia có thuế suất cao trong khu vực. Mặc dù đến

cuối năm 2003 chính phủ đã có sự điều chỉnh thuế suất từ 32% xuống 28% nhưng trong thời gian này thì các quốc gia trong khu vực cũng điều chỉnh thuế suất

xuống mức thấp hơn. Như Singapore điều chỉnh thuế suất từ 20% xuống 19%, Philippine điều chỉnh thuế suất từ 35% xuống 30% và TQ điều chỉnh thuế suất từ 33% xuống mức thuế suất mới là 25% để tăng tính cạnh tranh và chuyển hướng hoạt động chuyển giá. Sự cắt giảm thuế suất của các quốc gia trong khu vực càng làm tăng thêm áp lực hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI lên VN.

Như vậy thuế suất thuế TNDN tại VN so với thuế suất thuế TNDN tại các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn cịn cao, vì vậy sẽ có một số hướng chuyển lợi nhuận như bảng thuế suất sau:

60

Bảng 2.10: Thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia vào thời điểm năm 2008

(Nguồn: KPMG 2008 khảo sát về Thuế suất thuế TNDN)

2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Chính sách mở cửa thu hút các nguồn vốn đầu tư và việc du nhập chính

sách nội bộ của nhà đầu tư nước ngồi nhằm gia tăng tối đa lợi ích. Qua đó cho

thấy sự hiện hữu của dịng vốn FDI với sự phát triển của công nghệ, của kỹ thuật, của những phương thức gia tăng lợi ích chính là tiền đề cho những thủ thuật tránh thuế, tăng lợi thế cạnh tranh hình thành ở VN. Mặc dù có đóng góp quan trọng về một số mặt, nhưng hoạt động FDI có một số biểu hiện bất thường. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu thực hiện hành vi định giá chuyển giao không lành mạnh như vài trường hợp đã được nêu ở trên. Hành vi chuyển giá sau đó có dấu hiệu lan sang các doanh nghiệp trong nước khi chúng hình thành thêm các công ty con để tiến hành những hành vi tương tự chuyển giá.

2.3.3 Điều kiện pháp lý và trình độ quản lý

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chuyển giá xảy ra

một cách nghiêm trọng tại VN là do luật pháp chưa hoàn thiện và luật pháp

Quốc gia Thuế suất cao nhất

Hồng Kông 16,5% Ireland 12,5% Hungary 16% Nga 24% Đài Loan 25% Hàn Quốc 27,5% Úc 30% Thái Lan 30% Trung Quốc 25% Pháp 33,33% Mỹ 40% Nhật Bản 40,69% Việt Nam 28%

61

thường có một độ trễ so với tình hình thực tế kinh tế quốc gia đó. Các qui định

pháp luật còn nhiều chỗ chưa phù hợp và nhiều khe hở, vì vậy mà các doanh nghiệp FDI lách luật hay trái luật để thực hiện các hành vi chuyển giá mà không bị phát hiện.

Mặt khác năng lực của cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin, lại không được trang bị các nghiệp vụ cần thiết, đồng thời cơ quan quản lý chưa xây

dựng được một cơ sở dữ liệu về giá cả của các giao dịch nội bộ để có cơ sở làm

căn cứ để so sánh. Năng lực về thẩm định giá của cán bộ vẫn còn hạn chế. Các

yếu kém trên cần được khắc phục để tránh làm mất nguồn thu cho NSNN. Trong khi hành vi chuyển giá được thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI bằng những thủ thuật tinh vi và các doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm lâu đời trong việc điều

hành kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển của mình.

Kết luận chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2 phân tích thực trạng hoạt động chuyển giá và kiểm soát hành vi

chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại VN. Qua đó, nhận diện các hình thức chuyển giá tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI, từ đó rút ra được cơ sở hình thành hiện tượng chuyển giá tại VN.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hình dung được xu hướng chuyển giá trong tương lai, kết hợp với những phản ứng của thế giới trước tình trạng chuyển giá để từ đó xem xét các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát và chống chuyển giá tốt hơn cho VN.

Chuyển giá đã làm cho các quốc gia thất thu thuế một cách nặng nề và làm

đau đầu các nhà quản lý từ các quốc gia phát triển nhất như Mỹ, Nhật cho đến các

quốc gia mới bước qua cơ chế kinh tế thị trường như Trung Quốc, Việt Nam. Với những thủ đoạn và chiêu thức ngày càng tinh vi thì các doanh nghiệp FDI đã gây ra nhiều khó khăn và thậm chí vơ hiệu hóa các cơng cụ quản lý của các quốc gia.

Nhìn chung tất cả các trường hợp chuyển giá nêu trên của các cơng ty có vốn FDI tại VN đều thực hiện các thủ đoạn như là:

62

mãi, tăng chi phí chuyên gia, chi phí đại diện nhằm mục đích đẩy phía liên doanh VN ra khỏi công ty dựa vào tiềm lực tài chính vững mạnh của các cơng ty mẹ ở nước ngoài.

- Thực hiện mọi biện pháp để giảm thiểu số thuế TNDN phải nộp tại VN, không loại trừ các hành vi lách luật và sai luật.

- Cố gắng chuyển lợi nhuận về nước càng nhiều càng tốt bằng cách thơng qua các hình thức định giá cao tài sản, nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí về bản quyền và bí quyết cơng nghệ để các cơng ty mẹ tại chính quốc sẽ được hưởng lợi trong khi công ty tại VN phải gánh chịu thua lỗ nặng nề

- Thực hiện việc xâm nhập thị trường, chiếm lấy thị phần và cuối cùng đánh bật các đối thủ cạnh tranh nội địa ra khỏi thị trường nhờ các hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị. Khi đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc, đồng thời đẩy phía đối tác VN ra khỏi liên doanh thì các doanh nghiệp FDI sẽ tha hồ

khai thác thị trường và hưởng lợi. Với thế mạnh trên thị trường thì các doanh nghiệp FDI sẽ thao túng thị trường và tạo ra sự mất công bằng trong nghĩa vụ thuế so với các công ty nội địa đồng thời làm tổn hại, mất cân bằng cho nền kinh tế.

63

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

Qua việc tìm hiểu về các trường hợp chuyển giá trên thế giới, cũng như thực trạng của VN, chúng ta có thể thấy chính hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng nề. Do đó, việc xây dựng các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia, Việt Nam lại càng không ngoại lệ.

Để khắc phục tồn tại phát sinh trong lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến hoạt động đối ngoại quốc tế cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào VN, cần có

sự chỉ đạo tích cực từ cấp Trung ương. Trước mắt, Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: Cơ quan thuế, Hải quan, Quản lý đầu tư, Cơng an, Viện kiểm sát, Tồ án, Ngân hàng,… thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Về lâu dài, cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thơng suốt. Có như vậy mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 71 - 75)