8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp
Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng.
Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chun mơn hố, tính đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt được lợi nhuận như mong muốn. Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế hoạch (định hướng thực hiện) và được quản lý trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
Dưới đây là một số tiêu thức có thể sử dụng khi xây dựng/thiết kế danh mục cho vay phục vụ cho công tác quản trị nội bộ.
a. Cơ cấu cho vay theo thời hạn
Danh mục cho vay của ngân hàng có thể được xây dựng theo tiêu chí thời hạn, trong đó tỷ trọng các loại cho vay ngắn hạn; trung hạn và dài hạn được thiết kế hợp lý, thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu thời hạn của sử dụng vốn và cơ cấu thời hạn của nguồn vốn, nhằm hạn chế các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
b. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế
Danh mục cho vay theo tiêu thức này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, kể cả trong khâu hoạch định kế hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế hình thành một định hướng cần thiết cho quá trình cho vay của ngân hàng. Những ngành nào cần tập trung, mở rộng, những ngành nào cần tiết giảm... sẽ được thể hiện thông qua tỷ trọng xác định của từng ngành trong tổng thể dư nợ của danh mục.
Danh mục cho vay theo ngành kinh tế bộc lộ rõ quan điểm của ngân hàng: tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chun mơn hố hay là đa dạng hoá cho vay.
c. Cơ cấu cho vay theo khu vực địa lý
Việc xây dựng tỷ trọng khoản mục cho vay theo khu vực địa lý thể hiện quan điểm của ngân hàng trong việc hình thành thị trường mục tiêu, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động cũng như năng lực kiểm soát của đội ngũ nhân viên cho vay. Trong quá trình giám sát danh mục cho vay theo khu vực địa lý, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả đầu tư của từng khu vực trong tương quan so sánh với các khu vực khác, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp, đảm bảo mục tiêu đã hoạch định.
d. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng
Mỗi một đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau (về cơ cấu tổ chức, về năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật...) vì vậy để định hướng cho việc đầu tư an tồn và hiệu quả, các ngân hàng ln có sự phân chia hợp lý tỷ trọng các khoản mục cho vay theo đối tượng khách hàng, đảm bảo sự an tồn cần thiết ở góc độ tồn danh mục.
e. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ
Cũng giống như danh mục cho vay theo ngành kinh tế, danh mục cho vay theo loại tiền tệ không những thể hiện quan điểm, định hướng của ngân hàng trong việc tìm kiếm thị trường mục tiêu trong/ngồi nước, mà cịn giúp ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn khi có sự biến động của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ.
f. Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư
Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư thường được phân chia thành hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Trong đó mỗi lĩnh vực lại chia nhỏ thành nhiều loại. Chẳng hạn như trong sản xuất thì có ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại...trong phi sản xuất thì có cho vay kinh
doanh chứng khốn, kinh doanh địa ốc, cho vay tiêu dùng..
Ngồi các tiêu chí nêu trên, ngân hàng cịn sử dụng một số tiêu chí khác trong xây dựng/ thiết kế danh mục cho vay, chẳng hạn như: danh mục cho vay xây dựng theo tính chất đảm bảo của khoản nợ (bao gồm cho vay có đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh...; cho vay khơng có bảo đảm), danh mục cho vay xây dựng theo tính chất sở hữu (chẳng hạn như cho vay doanh nghiệp SHNN; công ty cổ phần; doanh nghiệp liên doanh..)...