8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
a. Nguồn vốn ngân hàng
Vốn là điều kiện tiền đề, điều kiện đầu tiên để một ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng, do đó nếu khơng xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác thì một ngân hàng càng thu hút được nguồn vốn dồi dào thì cơ hội kinh doanh càng lớn.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng, ngân hàng huy động được nhiều vốn có ưu thế cạnh tranh hơn các ngân hàng ít vốn. Nguồn vốn này có tính ổn định nên ngân hàng có nguồn lực vững chắc để tăng trưởng tín dụng, có điều kiện đẩy mạnh việc đầu tư các dự án quy mơ lớn, mở rộng tín dụng trên nhiều lĩnh vực. Như vậy nguồn vốn huy động tạo thêm nguồn để cho vay và quyết định quy mơ cho vay.
b. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế quy mơ tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an tồn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng mang tính chất sống cịn đối với NHTM, hơn thế nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lượng, sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng trước cơng chúng. Chính sách tín dụng đóng vai trị then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng...nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra trong kinh doanh.
Vì vậy, trong từng thời kỳ nhất định, các NHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể để định hướng tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động NHTM. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu hố nguồn vốn của mình khi cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mơ tín dụng, đồng thời đảm bảo an tồn trong kinh doanh là điều kiện tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM.
c. Quy mơ hoạt động của ngân hàng
NHTM có quy mơ lớn, địa bàn hoạt động rộng, có thương hiệu và uy tín cao trên thương trường, một mặt giúp cho việc huy động vốn được dễ dàng và thuận lợi hơn, qua đó gia tăng được quy mơ nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy mơ cho vay, mặt khác giúp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn dễ dàng tiếp cận và đặt niềm tin vào ngân hàng nhiều hơn, góp phần mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng.
d. Chất lượng nhân sự và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý khách hàng khi có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Từ đó có thể giữ được khách hàng truyền thống và thiết lập được một lượng khách hàng mới cho ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại cịn giúp cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng, chính xác, cơng tác phân tích tín dụng, lập kể hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh những máy móc thiết bị tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành cơng của ngân hàng. Hoạt động cho vay doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tổng qt, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách khéo léo. Đối với cán bộ tín dụng, khi làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một cách máy móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an toàn và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ mà nói đúng hơn nó là một nghệ thuật trong kinh doanh.
e. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, một quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Bên cạnh đó, quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn từng bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay, tạo cơ sở đối với việc kiểm sốt q trình cho vay, trên cơ sở đó sẽ xác định khâu yếu kém cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện và đề xuất các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng cho vay, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng.
f. Lãi suất (bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay)
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm).
Với vai trị là người đi vay, thơng qua cơng cụ lãi suất, NHTM có thể tăng hay giảm quy mơ nguồn vốn huy động của mình, để đáp ứng nhu cầu mở rộng hay thu hẹp quy mơ tín dụng. Trong trường hợp này (giả định trong điều kiện bình thường), việc tăng lãi suất huy động sẽ giúp NHTM tăng được quy mơ nguồn vốn huy động, từ đó có thể mở rộng được quy mô cho vay doanh
nghiệp, ngược lại giảm lãi suất huy động sẽ làm giảm quy mô nguồn vốn huy động có thể dẫn đến thu hẹp quy mơ cho vay doanh nghiệp.
Với vay trị là người cho vay, NHTM cũng có thể thơng qua cơng cụ lãi suất để điều chỉnh quy mô cho vay doanh nghiệp. Trường hợp này (cũng trong điều kiện bình thường), tăng lãi suất cho vay sẽ làm làm giảm quy mô cho vay doanh nghiệp và ngược lại.
Như vậy, lãi suất cũng là một trong những nhân tố quyết định đến việc phát triển cho vay doanh nghiệp của các NHTM.
g. Hoạt động Marketing ngân hàng
Marketing ngân hàng là một tập hợp các hoạt động của ngân hàng, từ việc phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, tìm kiếm cơ hội và nhu cầu của khách hàng, chọn lọc khách hàng, khách hàng tiềm năng...và thoả mãn nhu cầu của họ nhằm đạt mục tiêu, lợi nhuận đề ra... Hoạt động marketing được hỗ trợ tốt sẽ hỗ trợ đáng kể không chỉ cho việc mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao được chất lượng cho vay doanh nghiệp.
1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng
a. Mơi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội
Mơi trường chính trị: Việt Nam có mơi trường chính trị rất ổn định, đây
là điều kiện hết sức thuận lợi, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự an tâm cho người dân bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nói riêng.
Mơi trường pháp lý: Hiện tại nước ta đã có những cải cách đáng kể để
tạo ra mơi trường pháp lý bình đẳng và cơng bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh
theo pháp luật của từng doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính cơng khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.
Mơi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM đối với các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của cho vay doanh nghiệp là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật...
b. Chính sách hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp là nhân tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp thì rất thiếu vốn, cộng thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, để các doanh nghiệp phát huy tốt vai trị của mình thì việc Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn luôn là một nhiệm vụ trung tâm; một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển cho vay doanh nghiệp.
c. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp
Điều trước tiên và mang tính chất quyết định đến quy mơ vốn tín dụng ngân hàng, đó chính là nhu cầu vốn vay của khách hàng, ngân hàng không thể mở rộng được quy mơ cho vay nếu khách hàng khơng có nhu cầu về vốn vay ngân hàng.
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Những giá trị vơ hình như uy tín, giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối là cơ sở, căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định lựa chọn cho
vay, và có thể xem xét cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản. Doanh
nghiệp chưa hiểu rõ về quy định cho vay của ngân hàng
Trong thực tế có rât nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về quy định cho vay của ngân hàng, đồng thời có tâm lý sợ thủ tục vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng chưa đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu.
Vấn đề tài chính của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp nhất là các công ty TNHH, tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá năng lực thật sự của khách hàng. Mặt khác, vốn tự có của các doanh nghiệp cịn hạn chế. Vốn nhỏ ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp yếu , các hệ số đảm bảo tài chính khơng đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, khơng xác định được dịng tiền lưu chuyển bởi vậy khơng tính tốn đúng khả năng trả nợ trong tương lai.
Việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán chưa tốt
Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường khơng đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu minh bạch. Nhiều doanh nghiệp khơng thực hiện phương pháp kế tốn theo chế độ bắt buộc mà chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Do đó gây khó khăn lớn cho ngân hàng khi tiến hành đánh giá doanh nghiệp
Trình độ, cách thức quản lý thiếu khoa học
Ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí quan hệ giao dịch với ngân hàng khơng hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin, khả năng thuyết trình đàm phán với ngân hàng.
Đây chính là những vẫn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm khắc phục. Nếu khắc phục được những điểm hạn chế này thì chắc chắn việc tiếp
cận vốn ngân hàng sẽ khơng cịn là vấn đề khó khăn và khi đó quy mơ cho vay doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, mục tiêu cho vay của ngân hàng thương mại đồng thời đưa ra các phương hướng để thực hiện mục tiêu đó, các nhóm tiêu chí để đánh giá việc phát triển cho cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM. Bên cạnh đó, trong nội dung của chương thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Đắk Lắk trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN
- CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK ĐẮKLẮK
2.1.1. Hoạt động của Vietcombank ĐắkLắk
a. Quá trình hình thành và phát triển
Xuất phát từ tiềm năng kinh tế của tỉnh và nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Đắk Lắk ngày càng tăng cao, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Lắk (Vietcombank Đắk Lắk ), tiền thân là phòng giao dịch của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nha Trang, được thành lập theo quyết định số 209 ngày 10/10/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 15/01/1997.
Đến nay, Chi nhánh có 07 phịng chức năng, 03 tổ/bộ phận, 0 9 phòng giao dịch trực thuộc và được xem là trung tâm về thanh toán quốc tế, đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh, thanh toán hối đoái, nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh những giải thưởng đạt được của Vietcombank, chi nhánh Đắk Lắk cũng đã được Vietcombank Trung uơng, các cơ quan ban ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk trao tặng nhiều giải thưởng ghi nhận những thành tựu vào đóng góp tích cực cho hệ thống Vietcombank và địa phương. Đặc biệt, ngày 13/01/2011, VCB ĐắkLắk đã được trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì về thành tích xuất sắc trong cơng tác giai đoạn 2005 – 2009.
Huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá để huy động vốn và các hình thức huy động khác theo quy định.
Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ thanh tốn trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.
Dịch vụ khác: Bao gồm kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và trên địa bàn vẫn chưa thật sự khả quan, tuy nhiên Vietcombank ĐắkLắk vẫn chủ động tìm kiếm để phát triển khách hàng mục tiêu có những dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi khối khách hàng doanh nghiệp bên cạnh phát triển mạnh mảng kinh doanh bán lẻ và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Nhờ đó hoạt động cho vay của Ngân hàng đã đạt được một số hiệu quả tích cực, doanh số cho vay tăng, bên cạnh đó tình hình huy động vốn cũng tăng qua các năm..
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Vietcombank Đắk Lắk trong giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Tỷ đồng, %
2012 2013 2014
Chỉ tiêu
Số liệu Tăng Số liệu Tăng Số liệu Tăng
% % %
Huy động vốn 1.741 21,4% 2.165 24,4% 2.082 -3,8% Dư nợ cho vay 4.570 10,8% 4.698 2,8% 4.792 2,0% Tỷ lệ nợ xấu 0.64% 0.95% 0.66%
Tổng thu nhập 762,46 45,5% 674,96 -11,5% 721,61 6,9%