Đổi mới cơ cấu cho vay Doanh nghiệp theo định hướng đa dạng

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 79 - 80)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP N HM TĂNG TRƯỞNG CHO VAY Đ NG TH

3.2.2. Đổi mới cơ cấu cho vay Doanh nghiệp theo định hướng đa dạng

dạng hóa phù hợp với thị trường mục tiêu

Trong số các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong cho vay Doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắk trong thời gian qua, có nguyên nhân xuất phát từ đối tượng khách hàng. Theo đó, đối tượng cho vay hiện tại tập trung phần lớn là các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và ngành xây dựng, công nghiệp khai thác chế biến (chiếm 80% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp). Bên cạnh đó cũng có nhiều lĩnh vực khác có xu hướng phát triển mạnh như ngành nông lâm nghiệp lại chưa được chú trọng phát triển nhằm tạo ra sự đa dạng trong đầu tư, phân tán rủi ro. Do đó, trong tương lai Vietcombank Đắk Lắk nên tăng tỷ trọng cho vay đối với các Doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực này hơn nữa.

Đa dạng hoá sản phẩm cho vay doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, do đó có các khoản vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, vòng quay vốn... sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, để thu hút khách hàng ngân hàng cần chủ động áp dụng các phương thức cho vay phù hợp với doanh nghiệp đồng thời cần chú ý đến tính rủi ro.

Cơ cấu về thời hạn trong dư nợ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp. Ngân hàng cần chủ động cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới cơng nghệ, đầu tư tài sản cố định, tránh tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn gây rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Chi nhánh phải có nguồn vốn ổn định, cơ chế lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh với lãi suất trên thị trường để mở rộng cho vay trung và dài hạn.

Chi nhánh cần phát triển hơn nữa các hình thức cho vay: Cho vay tài trợ dự án, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản, cho vay dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, cho vay cầm cố bằng các khoản phải thu, cho vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba...để mở rộng đối tượng khách hàng cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần chủ động tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức cho vay phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn.

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w