CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1 Dự báo khái quát sự phát triển thị trƣờng thép xây dựng đối với ngành hàng này
4.1.1 Định hướng phát triển ngành thép xây dựng tới 2015 tầm nhìn 2020
- Phát triển ngành thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội và ngành công nghiệp của các nước, quy hoạch phát triển kinh tế, xã họi các địa phương và lội trình hội nhập của Việt Nam. Đồng thời phải có sự định hướng và phải gắn kết được giữa quy hoạch phát triển hệ thông phân phối phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển tổng thể ngành thép.
- Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa phôi thép và sản xuất thép thành phẩm
- Xây dựng thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hịa với bảo vệ mơi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành thép.
- Coi trọng và khuyến khích các thành viên kinh tế, các ngành kinh tế trong nước, liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ và luyện kim nhà máy thép liên hiệp và nhà máy cán các sản phẩm thép xây dựng quy mô lớn.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành. Làm chủ thị trường trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách và khai thác tối đa thị trường xuất khẩu...
- Đảm bảo ổn định thị trường trong nước, giữ được thị phần ở mức 75-80% sau khi hội nhập WTO, AFTA/ GEPT
- Xây dựng đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý có trình độ khoa học kỹ thuật cao quản lý tốt để có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường và nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc tế.