CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO .OPMART
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ
3.2.3.2 Giải pháp cạnh tranh về giá
“Hệ thống bán lẻ có quyền lực của nó, đó là quyền lực mềm” – Đặng Lê Nguyên Vũ , người sáng lập ra hệ thống bán lẻ G7 Mart, vẫn thường tâm đắc[13].
Nắm trong tay một hệ thống bán lẻ rộng lớn nhất Việt nam bao gồm hơn 50 siêu thị Co.opmart và gần 30 cửa hàng tiện lợi Co.opFood, Saigon Co.op hồn tồn có điều kiện sử dụng quyền lực này của mình.
Trong thời kỳ suy thối kinh tế toàn cầu hiện nay, cộng với lạm phát tăng cao, người tiêu dùng Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có xu hướng “nhạy cảm về giá”. Điều này được thể hiện rõ trong hình 2.14. Do đó việc phải làm mọi cách để giảm giá bán là việc mà Co.opmart cần phải làm. Trong khi BigC có nhiều chương trình khuyến mãi hay và giá bán nhiều hàng hóa rất rẻ thì giá cả các hàng hóa của Co.opmart vẫn cịn cao. Tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau :
- Giảm bớt lãi và sử dụng “quyền lực mềm” của nhà phân phối bản lẻ lớn nhất Việt Nam nhằm đàm phán giá tốt nhất với các nhà cung cấp. Đồng thời liên kết với họ thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá liên tục nhằm thu hút đối tượng mục tiêu của Co.opmart là giới bình dân tham gia mua sắm.
- Tăng cường liên kết hợp tác với các nhà cung cấp đầu mối như các doanh nghiệp chế biến, các hợp tác xã nông nghiệp, hiệp hội nhà vườn, các chợ đầu mối, … với mục đích là đưa Co.opmart nhanh chóng có được nguồn cung ứng hàng ổn định, loại bỏ các trung gian có thể ảnh hưởng đến giá cả. Ngồi ra cũng giúp Co.opmart có thể phát triển hệ thống sản phẩm “nhãn hàng riêng” với giá cả cạnh tranh.
- Phát triển thương mại điện tử. Năm 2004, Co.opmart đã thất bại trong nỗ lực phát triển dự án “bán hàng trên mạng”. Tuy nhiên thất bại này có nguyên nhân từ việc hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển, Luật thương mại điện tử chưa có, các thành tựu cơng nghệ thơng tin chưa phát triển hoặc chưa du nhập vào Việt nam. Với luật thương mại điện tử được ban hành vào năm 2005, đã làm nền tảng vững chắc cho thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam. Ngoài ra, từ năm 2010, với việc Paypal chấp nhận các tài khoản có nguồn gốc từ Việt Nam và việc các ngân hàng Việt Nam như Vietcombank, Sacombank, … phát triển hệ thống thanh tốn điện tử ib@nking thì vấn đề trở ngại trong thanh toán điện tử đã trở thành quá khứ. Cùng với việc tầng lớp trí thức trẻ thơng thạo cơng nghệ thơng
tin ra đời thì hứa hẹn là động lực cho thương mại điện tử phát triển. Với ưu thế giảm chi phí, thương mại điện tử là một giải pháp tốt cho vấn đề giảm giá bán cho Co.opmart.