.11 Đánh giá về nhận thức của khách hàng với các nhãn hiệu riêng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị co opmart tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 54)

2.2.4.6 Ma trận nội bộ (IFE)

Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm 0,09 2 0,18 Chương trình “Khách hàng thân thiết” tốt 0,08 2 0,16

Vị trí đặt siêu thị thuận lợi 0,13 3 0,39

Có mạng lưới siêu thị rộng khắp 0,10 3 0,30

Năng suất lao động thấp 0,06 2 0,12

Hoạt động quảng cáo kém và thụ động 0,12 4 0,48

Hoạt động tài chính mạnh 0,05 2 0,10

Đội ngũ nhân viên cồng kềnh 0,10 3 0,30

Thiết bị kỹ thuật, hệ thống thông tin hoạt động kém hiệu quả 0,07 2 0,14

Giá cả chưa tốt 0,08 3 0,24

Thương hiệu mạnh 0,07 4 0,28

Có nhãn hiệu “Hàng nhãn riêng” tốt 0,05 1 0,05

Tổng số 1.00 2,74

Bảng 2.2 : Ma trận nội bộ (IFE)

(Theo ý kiến của các chuyên gia)

Nhận xét :

Với tổng số điểm quan trọng là 2,74 cho thấy sức mạnh bên trong của hệ thống siêu thị Co.opmart ở mức trên trung bình. Tuy nhiên nhằm nâng cao sức mạnh của mình thì Saigon Co.op cần phải có những giải pháp nhằm giải quyết các điểm yếu còn tồn tại như nâng cao năng suất lao động nhằm giảm bớt lao động dư thừa và đặc biệt nhất là phải tìm cách nâng cao việc quảng bá thương hiệu của mình bằng cách cải thiện hoạt động marketing và các chương trình khuyến mãi.

2.1.5 Mơi trường bên ngồi tác động đến hoạt động của hệ thống siêu thị Co.opmart Co.opmart

2.1.5.1 Môi trường vĩ mô

2.1.5.1.1 Các yếu tố tự nhiên, kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0

Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gịn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước. Khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gịn là thành phố Hồ Chí Minh[19].

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - thương mại lớn nhất của cả nước. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.123.340 người với 48,1% là nam và 51,9% là nữ. Năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh đã nộp ngân sách nhà nước 167,506 tỷ đồng (tăng 23,8% so với năm 2009) với mức tăng GDP là 11,8%, trong đó nguồn thu chính là thu trong nước với 87,961 tỷ đồng.

Theo các số liệu từ bảng 2.3 cho thấy nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh phát triển với nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Điều này có nghĩa là thu nhập của người dân sẽ tăng và kích thích sự tiêu dùng. Đây là cơ hội lớn cho ngành bán lẻ và cũng là cơ hội lớn cho Saigon Co.op nói chung và hệ thống siêu thị Co.opmart nói riêng nắm bắt để có thể phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên so sánh với năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng bị chậm lại do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự bất ổn định của khối sử dụng đồng Euro.

Ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010

Năm 2010

Thực hiện năm 2009

Kế hoạch Thực hiện

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP – (%) ≥ 10,0 +11,8 +8,6

Trong đó: Nơng, lâm, thủy sản ≥ 5,0 +5,0 +2,1

Công nghiệp và xây dựng ≥ 8,0 +11,5 +7,3

Dịch vụ ≥ 11,8 +12,2 +10,0

2 Tốc độ tăng GTSX công nghiệp (%) +14,2 +8,3

3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) +12,7 +4,4 -16,6

Trong đó: - Trừ dầu thơ +12,9 +15,2 +1,2

- Trừ dầu thô và vàng - +23,3 -14,1 4 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng 12 năm trước (%) <7,0 +9,58 +7,71

5 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 172 173.49 143.613

- Tỷ trọng so với GDP (%) 41,8 41,9 43,0

Trong đó: Vốn ngân sách TP (tỷ đồng) 18.75 15.151

- Tốc độ tăng so với cùng kỳ (%) +23,8 +25,1

6 Cấp phép mới vốn đầu tư nước ngoài (triệu USD) 2.082,5 1.186,4 7 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 144.2 167.51 135.362

Thu ngân sách khơng tính dầu thơ 131.9 150.21 121.395

- Tốc độ tăng (%) +23,2 +5,3

T.đó: * Thu nội địa (tỷ đồng) 84.8 87.961 63.825

Tốc độ tăng (%) +37,8 +0,7

* Thu từ xuất nhập khẩu (tỷ đồng) 47.1 57 53.022 Tốc độ tăng (%) +7,5 +12,5

8 Chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 30.169,5 46.918 45.092

T.đó: Chi đầu tư phát triển 10.377,5 19.48 20.41

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển (%) 41,5 45,3

9 Số lao động được giải quyết việc làm (ngàn người) 270,0 291,6 289,6

Trong đó: Được tạo việc làm mới 120,0 127,9 124,9

10 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chuẩn thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm) 7,2 5,9 8,0

Về tình hình biến động một số mặt hàng chính trong tháng: gạo các loại (+4,88%), giá gạo liên tục tăng nhẹ kể từ tháng 9/2010 đến nay do ảnh hưởng từ giá gạo thế giới tăng từ đó đẩy giá trong nước tăng theo nhưng khơng tăng đột biến nhờ tác động tích cực của chương trình bình ổn giá. Hàng gia súc tươi sống (+3,46%); gia cầm tươi sống (+0,70%); thịt chế biến các loại (+0,96%); trứng các loại (+2,78); dầu mỡ ăn (+6,79%); thủy hải sản tươi sống (+2,21%); thủy hải sản chế biến (+1,86%); các loại đậu hạt (+3,21%); rau các loại (+2,62%); trái cây các loại (+2,44%). Vải các loại (+1,51%); Quần áo may sẵn (+4,15%); Giầy dép (+2,06%); các dịch vụ liên quan đến may mặc, giặt là, sửa chữa giày dép,...(+4,60%); Sắt thép (tăng bình quân từ 4% đến 5%) tùy loại, cát xây dựng (tăng từ 1% đến 2,5%), xi măng (tăng từ 1 đến 2%) ; dịch vụ sửa chữa nhà ở (+0,21%); nước và các dịch vụ liên quan đến nước (+1,06%); điện và các dịch vụ liên quan đến điện (+0,28%).

Đơn vị tính: %

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So với tháng trước Tháng 1 +1,30 +0,04 +1,27 Tháng 2 +3,83 +1,31 +1,68 Tháng 3 +1,92 +0,03 +0,78 Tháng 4 +1,82 +0,49 +0,23 Tháng 5 +4,24 +0,63 +0,48 Tháng 6 +2,37 +0,60 +0,35 Tháng 7 +0,54 +0,68 -0,09 Tháng 8 +2,09 +0,22 -0,25 Tháng 9 +0,11 +1,59 +0,97 Tháng 10 -0,24 +0,15 +0,45 Tháng 11 -0,69 +0,55 +1,73 Tháng 12 -0,42 +1,19 +1,61

Tháng 12 so với tháng 12 năm trước +18,08 +7,71 +9,58

Trong năm 2010 giá liên tục biến động tăng qua các tháng, mức biến động giữa các tháng cao hơn năm 2009 và thấp hơn nhiều so với năm 2008. Tháng 12 tăng 9,58% so với tháng 12/2009 (năm 2009 tăng 7,71%, năm 2008 tăng 18,08%). Chính giá cả tăng liên tục so với 2009 khiến xu hướng mua sắm của người dân cũng thay đổi theo chiều hướng “chỉ mua như thứ cần thiết”, ngày càng ưa chuộng hàng khuyến mãi, các gói sản phẩm to với giá rẻ hơn và đặc biệt là các nhãn hàng riêng được kỳ vọng là xu hướng mới trong những năm tới và cũng theo báo cáo của Nielsen thì 81% người tiêu dùng đang ngừng mua những thứ khơng cần thiết. Do đó nếu biết sử dụng hiệu quả sự thay đổi trong tâm lý của người tiêu dùng sẽ giúp ít rất lớn cho hệ thống siêu thị Co.opmart. 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 2.12 : Tốc độ tăng giá của các tháng trong năm[21]

2.2.5.1.2 Các yếu tố xã hội

Dân số Việt Nam tại năm 2009 là 86,16 triệu người trong đó tỷ lệ nam là 49,1% so với nữ là 50,9%, trong đó dân cư trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm 56%. Tỷ lệ người dân có thu nhập trung bình (trên 12 triệu/năm) chiếm hơn 70 % số tổng số dân cư. Đây là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của siêu thị vốn có đặc điểm là phục vụ hàng hóa nhu yếu phẩm cho tầng lớp bình dân và trung lưu.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là 7.437,9 ngàn người, tăng 3,1% so với năm 2009; khu vực thành thị là 6.184 ngàn người, tăng 2,8%. Tỷ lệ tăng cơ học là 20,72‰, giảm 0,04‰ so năm trước; tỷ lệ tăng

Hình 2.13 : Dân số Việt Nam năm 2009[15]

Dân số thành phố Hồ Chí Minh vẫn thuộc loại tăng cao nhất trong cả nước, tuy mức độ tăng đã bị kìm hãm bớt. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển hệ thống siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh khi dân số tăng nhanh cùng với đời sống tăng, người dân bắt đầu chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc của hàng hóa. Số lượng 94 siêu thị đang hoạt động trong thành phố là không đủ để phục vụ cho cộng đồng dân cư.

Nắm trên 60% thị phần siêu thị bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh với 21 siêu thị phân bố rộng khắp thành phố tuy nhiên ta có thể thấy hầu hết các siêu thị của Co.opmart cũng như các hệ thống siêu thị khác như BigC, Lottemart, Citimart, … đều tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (Xem phụ lục 3). Do đó thị trường siêu thị bán lẻ thành phố Hồ Chí Minh vẫn có tiềm năng rất lớn và cịn có thể phát triển trong nhiều năm nữa trước khi tiến tới vị trí bão hịa.

2.2.5.1.3 Yếu tố chính trị

Sự ổn định về chính trị đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách thế giới. Trong hơn ba chục năm qua, Việt Nam có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đơng Nam Á, tạo được sự an tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

Luật HTX ra đời vào năm 1997 là một tiền đề cho sự phát triển như vũ bão của các hệ thống siêu thị tại Việt nam. Luật HTX sửa đổi được ban hành vào năm

2003 đã giúp định nghĩa lại, qui định chặt chẻ những nghĩa vụ và quyền lợi của mơ hình HTX. Điều này đã định hướng hoạt động của HTX đi theo hướng mới phù hợp với tình hình của đất nước. Ngồi ra điều quan trọng là luật 2003 đã khơng cịn gị bó việc lựa chọn mơ hình kinh doanh phù hợp với từng HTX[7].

Ngoài ra với qui hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại đến năm 2015 của Sở Cơng thương thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm giảm bớt số lượng của các chợ truyền thống hoạt động không hiệu quả, dẹp bỏ các chợ tự phát đang hoạt động[7]. Do đó, việc xây dựng một mạng lưới siêu thị hiện đại, với phương thức bán hàng tiên tiến với sự giúp đỡ của công nghệ kỹ thuật là một xu thế tất yếu.

Với mối quan hệ rất tốt với các cơ quan nhà nước, nhất là được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà kết quả là vị trí thuận lợi của các siêu thị Co.opmart tại các quận huyện đã đem lại một lợi thế mạnh mẽ cho việc kinh doanh và thu hút khách hàng cho hệ thống siêu thị Co.opmart. Cũng nhờ thế mà Co.opmart đã tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua chương trình bình ổn giá hàng năm và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”. Từ đó có điều kiện sử dụng các kênh truyền thông của nhà

nước nhằm quảng bá thương hiệu của mình.

Tuy nhiên do luật lệ về siêu thị vẫn chưa được chặt chẽ, việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến mới chỉ ở bước khởi đầu tìm kiếm phương hướng đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động và khả năng kinh doanh của các hệ thống siêu thị trong nước. Ngoài ra việc áp dụng thương mại điện tử vào trong ngành bán lẻ vẫn cịn gặp khó khăn do tâm lý và nhận thức của người dân. Chính phủ cần phải ban hành những bộ luật chi tiết hơn về kinh doanh siêu thị cũng như thương mại điện tử và phải tăng cường truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng các hình thức bản lẻ mới tiến tiến, sạch và an tồn.

2.2.5.1.4 Yếu tố cơng nghệ và kỹ thuật

Việc quản lý một hệ thống siêu thị rất cần sự trợ giúp của công nghệ thông tin để giúp cho việc liên lạc giữa trung tâm và các siêu thị được thơng suốt, q

trình thu thập và phân tích dữ liệu nhanh chóng phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Và với sự phát triển càng ngày càng nhanh chóng về số lượng các siêu thị thì việc phải đầu tư xây dựng và nâng cấp các hệ thống máy chủ là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị luôn luôn quan tâm.

Không chỉ thế, việc xây dựng các kho trữ hàng tươi sống, các thiết bị tính tiền, hệ thống quản lý và quan tâm khách hàng, hệ thống quầy kệ hiện đại, …là điều không thể bỏ qua nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng mạng của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cịn chưa tốt. Do đó sự liên lạc giữa Saigon Co.op với các siêu thị trực thuộc thông qua hệ thống công nghệ thơng tin cịn chậm. Vấn đề chạy “real time” các hệ thống công nghệ thông tin đã được Saigon Co.op chạy thử nghiệm nhưng đành phải ngưng lại do đường truyền Internet không chịu tải nổi. Đây là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động theo mơ hình quản lý tập trung như Saigon Co.op.

2.2.5.2 Môi trường vi mô 2.2.5.2.1 Khách hàng

Ngay từ khi thành lập với siêu thị đầu tiên Co.opmart, Saigon Co.op luôn bảo đảm nhất quán chính sách chất lượng của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Chính sách chất lượng của Saigon Co.op

1. Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà Hàng hóa phong phú và chất lượng

Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần

Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

2. Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

3. Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội[22].

Khách hàng mục tiêu của hệ thống siêu thị Co.opmart là giới bình dân và giới trí thức, nhân viên văn phịng. Đó là phân khúc của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển. Nghĩa là, đối tượng phục vụ của siêu thị cũng là của các kênh phân phối truyền thống, nhưng khác với các hình thức phân phối hiện đại khác là phân khúc thị trường có thu nhập cao.

Trong năm 2010 có nhiều biến động xảy ra. Từ đầu năm tới cuối năm, giá năng lượng không ngừng tăng: giá điện bán lẻ tăng 15%, giá xăng dầu tăng 18%, giá gas bán lẻ tăng 4%, khiến cho giá cả không ngừng tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra với việc tiền đồng bị phá giá 6 lần trong 2 năm gần đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người dân Việt nam. Theo một cuộc khảo sát của cơng ty AC Nielsen[17] thì chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng giảm sút từ 115 tại quý 2 năm 2010 xuống chỉ cịn 98 tại đầu năm 2011. Đây là tín hiệu quá kém vì giá trị trung bình của châu Á là 106. Người dân Việt Nam đã chuyển sang tiết kiệm và săn lùng những hàng khuyến mãi hay những gói đồ to với giá cả ưu đãi hơn (hình 2.14)

Tuy nhiên, với dân số trên 86 triệu dân, Việt Nam thực sự là một thị trường mới nổi đầy hứa hẹn cho ngành bán lẻ, kinh doanh siêu thị. Xu hướng tiêu dùng ngày một tăng, đặc biệt là ở tầng lớp trẻ dưới 30 tuổi, chiếm 52,4% dân số, sẵn lịng chi tiêu và đã có thói quen mua sắm tại siêu thị. Theo RNCOS, một công ty nghiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị co opmart tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)