Các lỗi thông thường khi áp dụng thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục phân tích để vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán tại việt nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH

2.3 Các lỗi thông thường khi áp dụng thủ tục phân tích

Qua nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán trong phạm vi khảo sát, người viết nhận thấy trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm tốn viên thường mắc phải một số lỗi cơ bản sau đây:

2.3.1 Chưa xác định được mục tiêu phân tích

Lỗi này thường gặp ở các kiểm toán viên cấp thấp hoặc các trợ lý kiểm toán viên

thiếu kinh nghiệm. Họ thường rất máy móc và rập khn khi áp dụng các loại phân tích mà khơng hiểu được tại sao phải tiến hành các thủ tục này.

2.3.2 Quá phụ thuộc vào số liệu của đơn vị

Khi tiếp cận với số liệu của đơn vị, kiểm tốn viên có thói quen xem xét qua một lượt

để phát hiện các chênh lệch hay biến động bất thường rồi tìm cách giải thích sự bất

thường này hơn là bắt đầu những dự đốn riêng của mình.

2.3.3 Nắm các mối quan hệ khơng rõ ràng

Chúng ta thường có xu hướng xem xét và cố gắng hiểu được sự thay đổi mà không

chú ý đến tại sao những cái khác không thay đổi. Để hiểu được tại sao thì cần phải tìm

hiểu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên nó.

Trong một số trường hợp khi thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tốn viên đã khơng có những hiểu biết này và vì thế khi phát hiện ra chênh lệch hay biến động bất thường thì lại tìm kiếm giả định để bổ sung cho những gì chưa xem xét đến.

2.3.4 Đơn giản hóa mơ hình dự đốn

Lỗi này thường gặp ở các kiểm toán viên thiếu hiểu biết về mối quan hệ giữa các dữ liệu khi thiết lập mơ hình. Do đó họ có xu hướng chọn mơ hình rất đơn giản với rất ít

biến số hay bỏ sót các biến quan trọng. Ngoài ra, việc sửa chữa những chênh lệch thường tốn nhiều thời gian hơn là hoàn thiện những dự đốn.

2.3.5 Phức tạp hóa mơ hình dự đốn

Trái ngược với lỗi trên, việc bổ sung quá nhiều dữ kiện khơng cần thiết vào mơ hình dự đốn sẽ làm cho kết quả dự đốn trở nên thiếu chính xác. Kiểm toán viên cần phải loại trừ những yếu tố gây nhiễu và hạn chế bổ sung những thông tin xét thấy không cần thiết.

2.3.6 Không chủ động tìm kiếm lời giải thích cho các chênh lệch phát hiện được

Kiểm tốn viên thường tìm kiếm lời giải thích cho các chênh lệch phát hiện được từ nhân viên kế tốn thay vì từ các nguồn độc lập hơn. Thêm vào đó khi nhận được giải

trình từ những người có liên quan, kiểm tốn viên thường khơng kiểm tra lại tính chính xác của những lời giải thích đó bằng các thủ tục kiểm tốn khác cho dù đó là biện pháp cần thiết.

2.3.7 Liên tục làm tròn số

Khi thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tốn viên thường làm trịn số q nhiều vì cho rằng chỉ cần tìm kiếm sự gần đúng. Việc liên tục làm trịn số có thể tạo ra các chênh lệch khơng đáng có.

2.3.8 Khơng vận dụng những hiểu biết về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của

khách hàng vào q trình phân tích:

Những đặc điểm hoạt động về ngành nghề kinh doanh của khách hàng phải được vận dụng trong suốt q trình phân tích. Kiểm tốn viên phải luôn chú ý những đặc điểm này khi đưa ra các dự đoán hợp lý và đánh giá khi số liệu của đơn vị mang tính khác thường

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những khảo sát thực tế việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn báo cáo tài chính của một số cơng ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam mà người viết đã trình bày

ở trên cho thấy những yếu tố tác động ảnh hưởng tới kết quả đạt được và những tồn tại

hiện hữu. Để có thể đưa ra những giải pháp người có đánh giá sau:

Về cơ sở pháp lý đã có chuẩn mực kiểm tốn quốc tế ISA 520 “Thủ tục phân tích” và chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 520 “Quy trình phân tích”. Nhu cầu kiểm tốn báo cáo tài chính đang ngày càng tăng để phục vụ cho việc giám sát hoạt động của các

doanh nghiệp và cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những người có nhu cầu sử dụng. Việc áp dụng thủ tục phân tích như một thử nghiệm cơ bản mang lại hiệu quả vượt trội so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Thực tế cho thấy thủ tục phân tích là một kỹ thuật khá hiệu quả trong việc nhận diện các dấu hiệu gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính. Thêm vào đó, thực hiện các thủ tục phân tích cũng là một trong những phương thức hiệu quả để thường xuyên tiếp cận môi trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm về ngành nghề, phương

thức quản lý và hoạt động của đơn vị. Ngoài ra, thủ tục phân tích cịn tỏ ra khá hữu ích

trong việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm tốn khác. Chính vì những ưu thế trên mà các kiểm tốn viên Việt Nam đã áp dụng ngày càng phổ biến các

thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của q trình kiểm tốn. Điều này mang lại động tích cực đến chất lượng cơng tác kiểm toán, một trong những mối quan tâm hàng đầu

hiện nay tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc áp dụng thủ tục phân tích trong q trình kiểm toán trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát từ rất nhiều

nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Việc nhận diện các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế có ý nghĩa quan trọng cho quá trình đưa các kỹ năng phân tích vào hồn thiện quy trình kiểm tốn nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tốn trong thời gian sắp tới. Xuất phát từ những nghiên cứu này, người viết xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VẬN DỤNG TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục phân tích để vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán tại việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)