Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi chất lượng và các đặc tính sinh lý của dứa cắt trong quá trình bảo quản (Trang 37 - 38)

Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng Microsoft Excel và phần mềm Minitab 14.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu biến đổi về đặc tính sinh lý của dứa cắt

4.1.1. Biến đổi về màu sắc

Màu sắc có vai trò quyết định giá trị cảm quan của dứa cắt. Trong thời gian bảo quản màu sắc bị ảnh hưởng dưới tác động của nhiệt độ, thành phần khí quyển bảo quản, độ chín…Để theo dõi sự biến đổi màu sắc của dứa cắt trong quá trình bảo quản chúng tôi tiến hành 4 công thức thí nghiệm:

CT1: dứa cắt bảo quản trong không khí và ở nhiệt độ phòng. CT2: dứa cắt bảo quản trong không khí và ở 50C.

CT3: dứa cắt bảo quản trong khí quyển điều chỉnh (5% O2 và 10% CO2) và ở nhiệt độ phòng.

CT4: dứa cắt bảo quản trong khí quyển điều chỉnh (5% O2 và 10% CO2) và ở 50C.

Giá trị màu sắc được xác định theo phương pháp mô tả trong mục 3.3.3.2, kết quả thu được thể hiện qua hình 4.1 và 4.2.

Qua hình 4.1 chúng tôi thấy độ sáng của dứa cắt ở cả hai công thức đều có xu hướng giảm đi theo thời gian tồn trữ. Tuy nhiên, giá trị L của CT3 thấp hơn so với CT1 sau 3 ngày bảo quản, nhưng không đáng kể (với mức ý nghĩa α = 0,05). Cụ thể sau 3 ngày bảo quản, bề mặt dứa cắt ở CT1 có giá trị L = 50,38, CT3 có L = 52,47 (bảng phụ lục 1). Theo chúng tôi, sự biến đổi giá trị L có liên quan đến biến đổi sinh lý của dứa cắt bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 + 20C). Như vậy ở điều kiện nhiệt độ phòng vai trò của MAP trong việc duy trì giá trị L là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi chất lượng và các đặc tính sinh lý của dứa cắt trong quá trình bảo quản (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w