CHƯƠNG 1 SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT
2.2. Các quan điểm về nền tảng kinh tế xã hội
Trên khía cạnh kinh tế - xã hội, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây chỉ ra rằng sự phát triển của hạ tầng cơ sở và mâu thuẫn giữa chúng với thượng tầng kiến trúc đã góp
một phần đáng kể dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của nhà nước Xô Viết.
Về cơ bản, nền tảng kinh tế - xã hội là các vấn đề chung, mang tính biện chứng giữa kinh tế và xã hội. Mặt khác, đây cũng có thể được hiểu theo nghĩa là toàn bộ cơ sở hạ tầng và sự chuyển biến của hạ tầng cơ sở. Cả hai cách giải thích đều có điểm chung là khơng nên hiểu cụm từ này như một thành tố kinh tế hoặc xã hội riêng biệt hay chỉ là 59 J.A.S. Grenville (2005). A History of the World From the 20th to the 21st century. Op cit, p. 797, 798.
60 Victor Sebestyen (2009). Revolution 1989 – The fall of the Soviet Empire. Op cit, p. 356.
36
một phép cộng cơ học của cả hai thành tố ấy. Theo đó, sự chuyển biến của hạ tầng cơ sở ở đây nên được hiểu là sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ. Điều này đã dẫn đến sự chuyển biến về lực lượng sản xuất (kinh tế, xã hội), thơng qua đó thúc đẩy sự chuyển biến của tồn bộ cấu trúc của hạ tầng cơ sở.
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng. Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức, v.v. khơng thể giải thích từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định. Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.
Cụ thể, tại Liên Xô, cho đến giữa những năm 1980, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn duy trì các hình thức và mơ hình của giai đoạn vào những năm 1930. Nó bao gồm: tập thể hóa nơng nghiệp; kế hoạch hóa cơng nghiệp; độc quyền hóa, quan liêu hóa cơng nghiệp quốc phịng, v.v. Tại thời điểm những năm 30 của thế kỷ XX, Liên Xô đã nỗ lực trong việc đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế của đất nước thông qua hệ thống các mơ hình cơng – nơng nghiệp cũng như quốc phòng, v.v. Mặc dù những số liệu phát triển có thể đã được thổi phồng trong các báo cáo chính thức, đó vẫn là những thành cơng to lớn không thể phủ nhận. Theo học giả Robert W. Strayer62 trong tác phẩm Why Did the
Soviet Union Collapse?: Understanding Historical Change63, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là thành tựu đáng tự hào nhất của đảng và là trái tim của CNXH Xơ Viết. Nó được thiết kế trong giai đoạn này để tránh sự cạnh tranh lãng phí và hỗn loạn của CNTB và đưa đất nước nhanh chóng bước vào hàng ngũ những quốc gia công nghiệp phát triển. Nó đã thành cơng, nền kinh tế Liên Xơ đã cung cấp nền tảng vật chất cho chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và là mơ hình phát triển cơng nghiệp nhanh chóng cho nhiều nước trong Thế giới thứ ba64.
Tuy nhiên, những điểm hạn chế trong nền tảng cơ sở hạ tầng cũng đã bộc lộ ngay sau đó. Trong tác phẩm The collapse of Soviet communism: a view from the information
society65, hai tác giả Manuel Castells66 và Emma Kiselyova67 nêu rõ: Trong những năm 62 Robert W. Strayer là Tiến sĩ, Đại học Wisconsin. Ông giảng dạy Lịch sử thế giới tại Đại học California, và Cao đẳng Cabrillo (Hoa Kì).
63 Tạm dịch: Tại sao Liên bang Xơ Viết sụp đổ?: Tìm hiểu sự thay đổi mang tính lịch sử.
64 Robert W. Strayer (1998). Why Did the Soviet Union Collapse?: Understanding Historical Change. Op cit, p. 06.
65 Tạm dịch: Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết: Một góc nhìn từ xã hội số.
66 Manuel Castells là một Giáo sư và nhà xã hội học người Tây Ban Nha. Ông gắn liền với nghiên cứu về xã hội thơng tin, truyền thơng và tồn cầu hóa. Ơng từng giảng dạy tại Đại học Oberta de Catalunya (Barcelona, Tây Ban Nha); Đại học Nam California (Los Angeles, Hoa Kì); Đại học California (Berkeley, Hoa Kì) và Đại học Cambridge (Anh Quốc).
67 Emma Kiselyova là thành viên cao cấp tại Trung tâm Ngoại giao Công chúng, Đại học Nam California. Cơ cũng là trưởng phịng Quan hệ Quốc tế của Đại học Oberta de Catalunya (Barcelona, Tây Ban Nha).
37
1950 và cho đến cuối những năm 1960, tổng sản lượng quốc gia (GNP) của Liên Xơ nói chung tăng trưởng nhanh hơn so với hầu hết thế giới, song họ cũng phải trả giá đắt cho việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên về con người và cũng như làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân68. Một số học giả khác cũng cho rằng, mặc dù nền kinh tế có nhịp độ q trình cơng nghiệp hóa tiến triển tốt nhưng cái giá mà nhà nước Xô Viết phải trả trong thời kỳ này là rất lớn. Họ bổ sung thêm, khơng thể cứ lập luận vì để đạt được mục đích phát triển kinh tế nào đó mà Nhà nước có quyền áp đặt, điều khiển và “bóc lột” một cách vơ tội vạ nền tảng xã hội của một quốc gia đến mức như thế69. Lấy ví dụ, phong trào thi đua tăng năng suất tại Liên Xô những năm 1930, chất lượng một sản phẩm dù có giảm sút cũng khơng khuyến khích người lao động quan tâm đến việc tìm kiếm sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Bởi vì họ e ngại, nếu một sáng kiến áp dụng khơng đạt hiệu quả, xí nghiệp có thể bị Nhà nước phạt rất nặng. Do vậy, chiều hướng tránh nguy cơ trên của người lao động đã dẫn đến việc ngại áp dụng những sáng kiến khoa học kĩ thuật vào sản xuất70.
Trong khi đó, sau hơn nhiều thập niên phát triển, trình độ kinh tế - xã hội ở Liên Xô đã đạt đến mức độ mới. Tuy nhiên, nhiều học giả chỉ ra rằng nền tảng hạ tầng vẫn tồn đọng nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, một hố sâu ngăn cách đang hình thành ở Liên Xơ giữa những bài phát biểu của giới lãnh đạo chỉ nhấn mạnh đến thành công mọi mặt của đất nước và bỏ qua thực tế nền kinh tế nước nhà đang rơi vào tình trạng trì trệ. Vào những năm 1970 – 1980, sự tụt giảm tăng trưởng kinh tế Xơ Viết vẫn diễn ra đều đặn, có lẽ do thời kỳ ổn định và bình lặng này khơng tạo ra động lực cho người ta phát huy sáng kiến, năng suất lao động giảm mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là không ai nhận thức được điều này, đặc biệt là trong ban lãnh đạo đảng. Cụ thể hơn, về nơng nghiệp, sự thất bại của q trình tập trung hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp vốn đóng một vai trị hàng đầu trong sự sụp đổ chung của Liên bang Xô Viết71. Một số đề xuất cải cách đã được đưa ra nhằm cải thiện nền nông nghiệp của đất nước vốn vẫn còn rất lạc hậu; tuy nhiên, như tác giả McCauley nhận xét, mục đích của nó khơng phải là nâng cao năng suất lao động, sản lượng lương thực hoặc tính hiệu quả của nền nơng nghiệp, đó chỉ là biện pháp nhằm tăng cường địa vị chính trị của các vị lãnh đạo trong ngành nơng nghiệp mà thôi72.
Trong công nghiệp, vào những năm 1970, Ủy ban Thống kê Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan khác khơng áp dụng phương pháp so sánh để tính tốn con số thống kê73. Điều này đã dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng là Nhà nước sẽ tạo ra một kế hoạch kinh tế tổng thể không bám sát thực tế, ảnh hưởng 68 Manuel Castells, Emma Kiselyova (1995). The collapse of Soviet communism: a view from the information
society. California: the University of California, p. 05.
69 Zbigniew Brzezinski (1992). Thất Bại Lớn - Sự ra đời và cái chết của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX. Sđd, tr. 20.
70 Martin McCauley (2009). Gorbachev. Sđd, tr. 31.
71 Jean-Baptiste Tai-Sheng Jacquet (2013). What Explains the Collapse of the USSR? Tlđd, tr. 03.
72 Martin McCauley (2009). Gorbachev. Sđd, tr. 72.
38
đến việc điều tiết sản xuất, làm mất cân đối toàn bộ nền kinh tế. Riêng về cơ cấu công nghiệp trong những năm 1970 – 1980, nền công nghiệp Xô Viết vẫn hướng về sản xuất phục vụ quân sự thay vì phục vụ dân sự, tức là làm ra hàng hóa người tiêu dùng và công dân Liên Xô muốn mua, hoặc cho đến cuối thế kỉ XX, làm ra nhu yếu phẩm người dân phải có74. Việc này đã kéo theo sự thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, đời sống người dân giảm sút, tác động rất lớn đến tâm lý chung của tồn xã hội.
Đặc biệt, lĩnh vực cơng nghiệp qn sự được Liên Xơ chú trọng, hai ngành quốc phịng và an ninh là lĩnh vực cấm kỵ mà Nhà nước đều quan tâm, khơng ai có thể đụng đến và điều chỉnh, ngoại trừ ban lãnh đạo. Mặc dù có sức mạnh quân sự to lớn và ngày càng gia tăng trong Chiến tranh Lạnh, Liên bang Xô Viết tuyên bố vị thế siêu cường vẫn dựa trên nền tảng kinh tế mỏng manh và suy yếu. Một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ đối với cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thơng thường cùng những cam kết hỗ trợ kinh tế và quân sự ở các nước XHCN Đông Âu và Thế giới thứ ba đã khiến chi tiêu quốc phịng của nhà nước Xơ Viết tăng vọt, làm suy yếu nền kinh tế tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, sự phục hồi sau chiến tranh của châu Âu và Nhật Bản cộng với sự tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Trung Quốc đã khiến vị thế của Liên Xô khi so sánh thậm chí cho ra kết quả cịn tồi tệ hơn75.
Khi giờ đây, Liên Xô bắt đầu xuất hiện một lực lượng trung lưu đơng đảo. Từ đó, xã hội Xơ Viết phát sinh các u cầu và địi hỏi những quyền tự do – dân chủ và tư nhân hóa đời sống sản xuất. Tất cả đều dẫn đến việc buộc phải điều chỉnh ở góc độ thượng tầng kiến trúc. Trong khi đó, thượng tầng kiến trúc ở Liên Xơ vẫn khơng có những dấu hiệu cho sự chuyển biến. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn, kìm hãm với cơ sở hạ tầng vẫn đang phát triển ở bên dưới, tạo dựng mầm mống cho sự bùng nổ của các cuộc cách mạng diễn ra từ bên trong. Tác giả Lawrence Scott Sheets76 trong thời gian sinh sống tại Liên Xô và thực hiện những cuộc phỏng vấn người dân Xô Viết vào những năm cuối thập niên 1980 đã đưa ra một số nguyên nhân từ chính những cuộc phỏng vấn đó thơng qua tác phẩm nổi tiếng của mình, “Eight pieces of empire: a 20-year journey through
the Soviet collapse”77. Trong cuộc phỏng vấn với người hàng xóm tại Leningrad có một người mẹ tên là Nina, bà là một người đã từng trải qua thời kỳ phát xít Đức phong tỏa thành phố Leningrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bà phải nếm trải những cảm xúc và khoảnh khắc sống chết ngay trước mặt, may mắn thay, bà đã vượt qua. Cho nên, tác giả cho rằng có lẽ đó là lý do tại sao Nina khẳng định Liên Xô sẽ tiếp tục tồn tại - vì cơ ấy đã sống sót. Đất nước này đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
74 Victor Sebestyen (2009). Revolution 1989 – The fall of the Soviet Empire. New York: Randon House, Inc., p. 157.
75 Robert W. Strayer (1998). Why Did the Soviet Union Collapse?: Understanding Historical Change. Op cit, p. 18.
76 Lawrence Scott Sheets là nhà báo, trưởng văn phòng của NPR Moscow (2001 - 2005), trưởng văn phòng khu vực Caucasus cho Reuters (1992 – 2000) và là Hiệp sĩ Báo chí tại Đại học Stanford (2000 – 2001). Ơng hiện là Giám đốc Dự án Nam Caucasus của International Crisis Group, tập trung phân tích vào Georgia, Azerbaijan và Armenia.
39
(cách gọi cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xơ) thì làm sao nhà nước Xơ Viết có thể sụp đổ?78
Lối suy nghĩ này lại càng in hằn trong tâm trí các nhà lãnh đạo cao cấp, sinh ra tâm lý chủ quan và lơ là trước những biến đổi của xã hội. Trong khi đó, đời sống bên dưới xã hội cũng khơng cịn “hồn hảo” như các giai đoạn trước đây. Tác giả lấy ví dụ đời sống tại Leningrad, mọi người đều phải “vay mượn” mọi thứ từ những người khác, từ đường mía đến đơi tất, từ vé xe điện đến gói trà. Tất cả mọi người có nghĩa vụ phải nói ra lời của họ qua cùng một chiếc máy thu điện thoại màu nâu, xếp hàng bên ngoài một nhà vệ sinh riêng và đợi người khác thay thế cái bị cháy. Xã hội Xô Viết bắt đầu khủng hoảng nghiêm trọng; những từ như reket (vợt, như trong tội phạm), keelir (kẻ giết
người), và mafia tự biến thành tiếng bản địa.
Tuy nhiên, hiện trạng của nhà nước Xô Viết gặp phải không phải là trường hợp duy nhất. Thực chất, nó đã là một làn sóng dân chủ diễn ra trên khắp thế giới. Tác giả Samuel Huntington trong tác phẩm Làn sóng Dân chủ hóa thứ ba đã miêu tả chi tiết về sự kiện này. Làn sóng này diễn ra trong khoảng thời gian 1974 - 2005. Trong giai đoạn đó, số lượng các quốc gia dân chủ tăng từ 30 lên 121. Làn sóng dân chủ hóa thứ ba bắt đầu tại Bồ Đào Nha năm 1974. Sau đó, chế độ dân chủ lần lượt được thiết lập lại tại các quốc gia Nam Âu khác như Hi Lạp (1974), Tây Ban Nha (1977) và lan rộng sang các quốc gia ở Mỹ Latin, Châu Á, và Đông Âu. Đặc biệt, đỉnh điểm của làn sóng dân chủ hóa thứ ba là sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia cộng sản Đông Âu, các quốc gia này sau đó đã áp dụng thể chế dân chủ79.
Quay trở lại Liên Xô, các học giả phương Tây xem thời kỳ Cải tổ là giai đoạn những mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng lên đến đỉnh điểm. Cụ thể, đối với nền tảng cơ sở hạ tầng, những cải cách kinh tế được đưa ra không thực sự khả thi khi trên giấy tờ, các kế hoạch ở Liên Xô được đánh giá dường như đầy hứa hẹn nhưng thực tế thì ngược lại80. Gorbachev thì hồn tồn lầm lẫn và không nhận thức được thị trường là gì và nền kinh tế thị trường trở thành hiện thực sẽ ra sao. Ơng có một sự hiểu biết vô cùng hạn chế về kinh tế học và kinh tế thị trường. May mắn, trong giai đoạn đầu tiên, ông được sự hỗ trợ rất lớn từ các chuyên gia nghiên cứu kinh tế từ các viện nghiên cứu tại Liên Xô. Tuy nhiên, một vấn đề khác lại phát sinh, như tác giả McCauley chỉ ra, năm 1987, người ta đã chẩn đoán được đúng căn bệnh và kê ra phương thuốc kinh tế triệt để, tuy nhiên, lúc này, Gorbachev lại tập trung cải cách chính trị và chính sách đối ngoại81.
78 Lawrence Scott Sheets (2011). Eight pieces of empire: a 20-year journey through the Soviet collapse. New York: Crown Publishers, p. 16.
79 Minh Anh (2018). Lịch sử dân chủ hóa. Trang web Tinh Thần Khai Minh, đăng ngày 04/02/2018. Truy cập ngày 23/10/2021.
80 Martin McCauley (2009). Gorbachev. Sđd, tr. 120.
40
Đánh giá về lập trường và tư tưởng của Gorbachev về vấn đề cải tổ kinh tế, Richard Ned Lebow82 cho rằng, Gorbachev không bao giờ cố gắng phá bỏ nền kinh tế chỉ huy hoặc khuyến khích các liên doanh tư bản tư nhân. Ông đã lùi bước khỏi những sáng kiến quan trọng nhất của mình theo hướng này khi chúng vấp phải sự phản đối của dư luận và các thế lực bảo thủ trong đảng cộng sản. Tuy nhiên, tác giả lập luận thêm: Sự