Ảnh hưởng, tác động

Một phần của tài liệu Hoang long toan van nien lun (Trang 59 - 72)

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ

3.2. Ảnh hưởng, tác động

• Tích cực

Thứ nhất, các quan điểm của học giả phương Tây đã có ảnh hưởng và tác động tích cực đối với nền học thuật tại nhiều nước thuộc khu vực trên. Theo đó, những

quan điểm của các học giả đã cung cấp những góc nhìn mới, mang tính đa dạng và rộng mở. Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng do các học giả là những người sinh sống bên ngồi khối Xơ Viết tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra quan điểm thông qua tư liệu sưu tầm được hay các cuộc phỏng vấn thực tế, v.v., cho nên các nhận định sẽ lý giải phù hợp với hiện thực lịch sử nhiều hơn. Ví dụ, Victor Sebestyen là một nhà báo đã sinh sống, phỏng vấn, ghi chép các sự kiện, con người trong thời kỳ cuối những năm 1980 tại Liên Xô và khối Đông Âu. Kết hợp với các kiến thức và tư liệu lịch sử sưu tầm được, ông đã cho ra mắt tác phẩm Revolution 1989 – The fall of the Soviet Empire mà trong đó trình bày một cách sinh động và đa dạng về những lý giải xung quanh sự sụp đổ của chế độ Xô Viết tại Liên Xô và Đông Âu mà ít tác phẩm nào có thể làm được tốt hơn. Hiện nay, tác phẩm này vẫn là một trong những tài liệu tham khảo chất lượng trong nền học thuật của nhiều nước phương Tây về vấn đề liên quan đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Liên Xơ và Đơng Âu.

Chưa kể, vì đa số các học giả sinh sống và làm việc trong các môi trường, thể chế xã hội và ý thức hệ khác so với những điều kiện tại Liên bang Xô Viết, cho nên họ cũng

60

sẽ sản sinh ra các quan điểm mang những góc nhìn mới lạ, thậm chí là đối lập với những góc nhìn của những người marxist. Ví dụ, Martin McCauley là một nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị người Anh. Ơng đã đứng trên góc nhìn và tư tưởng của thế giới quan học thuật phương Tây để phân tích về lịch sử và chính trị của Liên Xơ trong tác phẩm

Gorbachev. Qua đó, tác giả đã chỉ ra nhiều vấn đề lý giải sự sụp đổ của chế độ Xô Viết

liên quan đến hệ thống chính trị, cho rằng nó là kết quả tổng hợp của sự băng hoại của tầng lớp đảng viên bên dưới và đội ngũ lãnh đạo ở bên trên. Điều này khác biệt với nhiều lý giải của học giả đến từ khối Xô Viết cho rằng lỗi sai chủ yếu là do ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Không chỉ vậy, các quan điểm trên cũng đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại nói chung và các nước phương Tây nói riêng, giúp cho nền học thuật ở các quốc gia này sở hữu các phương pháp nghiên cứu cũng như nguồn tư liệu tham khảo tốt trong cơng tác nghiên cứu và phân tích. Chúng tơi đánh giá rằng các quan điểm của một số học giả phương Tây vơ hình trung cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào kho tri thức chung của thế giới trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô. Đặc biệt, ở các nước phương Tây, những quan điểm này có sức ảnh hưởng sâu rộng đến suy nghĩ và nhận thức về các vấn đề lịch sử của đại chúng và đặc biệt trong giới học thuật về những thứ liên quan đến chủ đề họ đưa ra nhận định.

Thứ hai, những quan điểm này cịn tạo ra một kênh tham khảo uy tín, phục vụ cho nhiều quốc gia trong việc hoạch định chính sách đối ngoại hoặc xây dựng nhà nước. Đối với các quốc gia phương Tây, những quan điểm trên đã đóng góp với tư cách

như một kênh tham khảo chất lượng cho chính phủ trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại tại những quốc gia hậu Xô Viết. Thơng qua các nghiên cứu của những học giả, chính sách do chính phủ đề ra sẽ ứng xử một cách phù hợp hơn với những tính tốn về địa chính trị, với kinh tế, chính trị, xã hội và con người, v.v. của các quốc gia hậu Xơ Viết; cũng như, có thể đạt được nhiều hơn lợi ích vật chất và tinh thần với khu vực này. Ví dụ, Hoa Kỳ đã triển khai nhiều chính sách trong việc khuyến khích và hỗ trợ cho các quốc gia Đông Âu hậu cộng sản hoặc các quốc gia hậu Xô Viết sau khi Liên Xơ sụp đổ vào năm 1991. Dưới hình thức lan tỏa dân chủ và thể hiện sự bảo vệ, chở che của Hoa Kỳ và khối TBCN phương Tây, nhiều quốc gia trước đây từng phải lệ thuộc vào nước Nga đã nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ các tổ chức thuộc các nước phương Tây hoặc có xu hướng thân thiện với các quốc gia kể trên. Theo đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã có thể mở rộng khối NATO về phía Đơng hoặc là thiết lập các căn cứ quân sự của mình tại nhiều quốc gia hậu Xơ Viết nhằm kìm hãm, hạn chế sự trỗi dậy và lan tỏa ảnh hưởng của nước Nga mới.

Đối với nhóm quốc gia vẫn còn đi theo con đường XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, v.v.), các quan điểm này cũng có ảnh hưởng và đóng góp trong việc bổ sung những góc nhìn, đánh giá về sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô một cách đa diện và mới mẻ. Các quốc gia này, do vẫn cịn đang xây dựng đất nước đi theo mơ hình XHCN, cho nên, họ có thể tham khảo, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm nhằm phục vụ trong công

61

tác xây dựng đảng và nhà nước XHCN trong thời kì mới. Tại Việt Nam, trong những năm đầu thập niên 1990, nhiều tác phẩm phân tích và đánh giá về chủ nghĩa Marx, Liên Xô, v.v. đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô của các học giả phương Tây đã được Nhà xuất bản Sự thật dịch sang tiếng Việt và xuất bản. Tuy nhiên, những quan điểm này ở các nước XHCN còn lại chỉ được giới thiệu một cách hạn chế, không phổ biến rộng rãi trong công chúng. Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng, các quan điểm của những học giả phương Tây đa phần mang đến nhiều nội dung trái chiều so với những thơng tin và quan điểm chính thống thường được các nhà nước này đưa ra để định hướng chung nhất cho nhân dân và cũng như giới học thuật nói riêng. Cho nên, các chính phủ ở những nước XHCN này quan ngại rằng việc phổ biến quan điểm của một số học giả phương Tây sẽ gây ra tâm lý hoang mang và dao động đối với quần chúng, ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của nhân dân đối với chế độ chính trị hiện tại. Vì thế, nhiều tác phẩm của học giả phương Tây được đánh dấu là tài liệu tham khảo nội bộ và lưu hành chủ yếu trong các viện và cơ quan nghiên cứu chuyên biệt.

• Tiêu cực

Thứ nhất, các quan điểm này cũng mang lại nhiều ảnh hưởng và tác động tiêu cực đối với nền học thuật tại nhiều nước phương Tây. Trong đó, các quan điểm đơi

khi cịn mang nặng tinh thần đối đầu về ý thức hệ cũng như hạn chế trong khả năng tiếp cận tài liệu, v.v. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng yếu tố ý thức hệ đóng một vai trị quan trọng trong việc tác động đến các phân tích và nhận định của nhiều học giả phương Tây. Do vậy, nhiều học giả thường có xu hướng phủ định hồn tồn (trừ một số ít đưa ra quan điểm có tính chất “xét lại”) thành tựu của nhà nước và chế độ Xô Viết, cho rằng chế độ và hình mẫu XHCN này là phi thực tế, v.v. Ví dụ, các quan điểm của Zbigniew Brzezinski đã cho thấy một hình mẫu của sự đối đầu ý thức hệ trong việc phân tích và đánh giá về sự sụp đổ của Liên Xơ. Ngồi ra, những thiếu sót trong việc tiếp cận, thu thập các nguồn tư liệu cũng ảnh hưởng đến các học giả. Họ có thể đưa ra các nhận định đánh giá có phần thiên lệch hoặc chưa phù hợp với thực tế lịch sử, v.v.

Tiếp đến, những quan điểm trên đa phần chỉ tiếp cận từ góc độ bên ngồi khối Xơ Viết. Đây là một điểm trừ mà các học giả không thể tránh được, chỉ có thể được cải thiện một cách tương đối. Bởi lẽ, như chúng tơi đã trình bày ở trên, những học giả này hầu hết đều đến hoặc làm việc từ các nước phương Tây, họ không phải là những người dân sinh sống trong chế độ Xô Viết, càng không phải là những người đã tham gia trực tiếp vào quá trình gây nên sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xơ. Chính vì bản thân các học giả không sống và làm việc với tư cách là những người trong cuộc, cho nên, họ ít khi đặt mình trong hồn cảnh là một người dân Xơ Viết để phân tích và đánh giá về các biến cố đã xảy ra tại đây. Những nhà nghiên cứu này dựa phần lớn trên các tư liệu hoặc một số cuộc phỏng vấn thực tế tại Liên Xơ, chưa nói lên được hồn tồn cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của những người Xô Viết suy nghĩ về thời cuộc và đất nước của mình. Điều này sẽ dẫn đến các quan điểm được đưa ra chỉ dựa trên nhận thức, tính tốn

62

của khu vực các nước phương Tây nhìn về Liên Xơ, tất yếu sẽ có sự thiên lệch và xa rời thực tế lịch sử đã diễn ra.

Những quan điểm này làm ảnh hưởng đến nền học thuật phương Tây nói riêng và thế giới nói chung khi nhìn nhận, đánh giá về lịch sử nước Nga và các nước Cộng hịa thuộc Liên Xơ cũ từ trước đến nay. Bởi lẽ, rất nhiều người trong số họ là những học giả, chính trị gia, nhà báo nổi tiếng có địa vị xã hội lớn, có sức ảnh hưởng sâu đậm, đồng thời cũng được xem là những thành phần tinh hoa ở các nước phương Tây. Cho nên, những điều họ giải thích hoặc đưa ra đều có giá trị phổ biến trong đại chúng nói chung và giới học thuật nói riêng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khi các quan điểm có những thiên lệch, chưa phù hợp với thực tiễn lịch sử, nó cũng sẽ kéo theo nhiều học giả tiếp nối cũng như đại bộ phận người dân bị ảnh hưởng, tin rằng những nhận xét này là uy tín, đáng tin cậy và sẽ in sâu vào nhận thức của họ.

Thứ hai, những quan điểm này cũng tạo ra nhiều khía cạnh tiêu cực trong việc thiết lập một kênh tham khảo nhằm phục vụ cho nhiều quốc gia trong việc hoạch định chính sách đối ngoại hoặc xây dựng nhà nước. Điều này đặc biệt ảnh hưởng

nghiêm trọng đến các nước XHCN cịn lại, vốn đang dựa trên hình mẫu xây dựng theo đường lối xây dựng CNXH của Liên Xơ (đã có những sự điều chỉnh và bổ sung). Những đánh giá đơi khi có phần tiêu cực, thái quá của nhiều học giả phương Tây về vấn đề sự sụp đổ của Liên Xơ nói riêng và hệ thống chính trị theo mơ hình XHCN đã làm cho những quốc gia cịn lại đi theo con đường này (Trung Quốc, Việt Nam, v.v.) tỏ thái độ khiêng dè khi tiếp nhận và phổ biến những giá trị ấy. Họ cho rằng, những đánh giá mang tính phủ định sạch trơn nền tảng của CNXH sẽ dẫn đến việc đánh đồng hệ thống chính trị của họ trở nên mất đi lý do để tồn tại hoặc là sẽ đi đến con đường giống như Liên Xô đã mắc phải. Cho nên, nhiều nước XHCN, mặc dù vẫn tiếp nhận, nhưng chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp nhằm nghiên cứu và đưa ra các quyết sách cho quốc gia.

Đối với các nước phương Tây, các quan điểm của những học giả khi được nhiều chính phủ ở các nước này sử dụng như một kênh tham khảo để hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia hậu Xô Viết cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Bởi lẽ, nếu một số quan điểm được đưa ra có phần mang tính thiên lệch và chưa phù hợp với thực tiễn lịch sử đã diễn ra thì nó sẽ kéo theo việc hoạch định chính sách cũng bộc lộ những thiếu sót. Ví dụ như, chính phủ Hoa Kỳ với sự cố vấn của nhiều học giả vẫn cho rằng nước Nga thời kì hậu Xơ Viết vẫn chưa đủ “Tây hóa” và mạnh mẽ để có thể đối xử một cách ngang hàng và bình đẳng. Điều này đã dẫn đến tình trạng các chính sách được Hoa Kỳ triển khai trong giai đoạn nước Nga vừa bước ra khỏi q khứ Xơ Viết có phần bất bình đẳng. Từ đó, mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ cũng dần trở nên xấu đi và là tiền đề cho những mâu thuẫn mới giữa hai nước trong những giai đoạn về sau. Trong khi, chính phủ Hoa Kỳ đã có thể đưa ra những quyết sách tốt hơn để đạt được nhiều lợi ích lâu dài tại khu vực này.

63

Đây là những điều vốn dĩ xảy ra rất thường xuyên đối với các quốc gia trên thế giới trong việc hoạch định chiến lược và kế sách ứng xử phù hợp với khu vực được họ nhắm đến. Đặc biệt, trong thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, các sai sót này cũng đã được bộc lộ trên thực tế rất nhiều. Cuộc khủng hoảng về địa chính trị tại Ukraine giữa các nước phương Tây và Nga trong vấn đề giữa EU – Ukraine – Nga giai đoạn 2011 kéo dài cho đến hiện nay là một ví dụ điển hình. Chúng tơi chỉ ra rằng, các nước phương Tây không những khơng đạt được nhiều lợi ích mà cịn vơ tình gây ra tổn thất cho chính bản thân họ. Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây đã mắc phải sai lầm lớn khi tiến hành mở rộng NATO sang phía Đơng và thiết lập nhiều căn cứ của mình xung quanh nước Nga mới với mục đích cuối cùng là cơ lập và hạn chế sự trỗi dậy và vươn tầm ảnh hưởng của nước Nga. Điều này đã làm cho Nga và một số quốc gia thân Nga trong khu vực hậu Xô Viết cảm thấy bị đe dọa. Đặc biệt, từ năm 2011, các nước phương Tây bắt đầu lan tỏa ảnh hưởng của mình đến Ukraine, nơi được xem là khu vực “cấm địa” của Nga và đã buộc nước này tìm cách phản kháng, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng, thậm chí là bùng phát xung đột trong khu vực trên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Như vậy, trong chương 3 của Niên luận này, chúng tôi đã lần lượt chỉ ra đặc điểm và tác động của các quan điểm của một số học giả phương Tây về sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các quan điểm của một số học giả phương Tây về sự sụp đổ của Liên bang Xơ Viết có nguồn gốc, xuất thân, cơ sở hiện thực, tính chất, ảnh hưởng và tác động tương đối đa dạng. Trong đó, các học giả chủ yếu sinh sống và làm việc tại khu vực Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu. Họ là những chính trị gia, nhà báo, nhà kinh tế, giảng viên tại nhiều trường đại học, v.v. Hầu hết các tác giả thuộc giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức, mang trong mình ý thức hệ TBCN. Họ chủ yếu tham gia nghiên cứu và nhận định dựa trên những cuộc phỏng vấn thực tế hoặc các tư liệu thu thập được. Những quan điểm trên được đưa ra công khai trong các tác phẩm nghiên cứu (chủ yếu là sách), thể hiện việc đánh giá cá nhân của các học giả. Nó cũng được chia thành hai xu hướng phân tích: tổng quan và chi tiết; và hai thái độ nhận thức: bảo thủ và cấp tiến. Ngoài ra, các quan điểm sẽ tùy thuộc vào địa vị, hàm lượng khoa học và độ nổi tiếng của học giả sẽ có mức độ lan tỏa khác nhau, được biểu hiện qua hai dạng: sâu rộng hoặc cục bộ.

Thứ hai, về ảnh hưởng và tác động, các quan điểm của một số học giả phương Tây về sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên bang Xơ Viết có thể được chia thành hai khía cạnh, bao gồm: tích cực và tiêu cực. Trong đó, hai chủ đề được đưa ra để phân tích đó

Một phần của tài liệu Hoang long toan van nien lun (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)