Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5t trong chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân chảy máu dưới nhện (Trang 31 - 34)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.

Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.

Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.

32

2.2.3. Các biến số nghiên cứu.

- Tất cả bệnh nhân thu thập qua mẫu bệnh án thống nhất.

- Các đối tượng này sẽ được chụp cộng hưởng từ não- mạch não khơng tiêm thuốc, sau đó chụp mạch số hóa xóa nền.

- Đọc kết quả: kết quả chụp cộng hưởng từ và chụp mạch số hóa xóa nền do hai nhà điện quang thần kinh nhiều kinh nghiệm đọc độc lập. Kết quả chụp mạch số hóa xóa nền đọc sau khi chụp cộng hưởng từ.

2.2.3.1. Các biến số về đặc điểm lâm sàng.

- Giới: nam, nữ.

- Tuổi: chia theo các nhóm tuổi: < 30, 30- 39, 40- 49, 50- 59, ≥ 60. - Tình trạng ý thức khi vào viện:

Dựa vào thang điểm Glasgow theo phân chia của Scotti G [55] chia làm 3 mức độ: 3- 8 điểm, 9- 12 điểm, 13- 15 điểm.

- Thời điểm chụp CHT: chia làm các khoảng thời gian sau: trước 6h, từ 7- 72h, 4- 7 ngày, sau 7 ngày- 1 tháng, > 1 tháng. Căn cứ vào quá trình tiến triển giáng hóa của Hb [52].

2.2.3.2. Các biến số về hình ảnh chảy máu dưới nhện trên cộng hưởng từ.

- Vị trí chảy máu dưới nhện.

- Tín hiệu chảy máu dưới nhện giai đoạn cấp: + T1W: tăng, đồng, giảm.

+ T2W: tăng, đồng, giảm. + FLAIR: tăng, đồng, giảm.

+ T2*: có viền giảm tín hiệu, khơng có viền giảm tín hiệu. - Tín hiệu chảy máu dưới nhện giai đoạn bán cấp:

+ T1W: tăng, đồng, giảm. + T2W: tăng, đồng, giảm. + FLAIR: tăng, đồng, giảm.

33

+ T2*: có viền giảm tín hiệu, khơng giảm tín hiệu - Tín hiệu chảy máu dưới nhện giai đoạn mạn tính.

+ T1W: tăng, đồng, giảm. + T2W: tăng, đồng, giảm. + FLAIR: tăng, đồng, giảm.

+ T2*: có viền giảm tín hiệu, khơng có viền giảm tín hiệu.

2.2.3.3. Các biến số về nguyên nhân gây chảy máu dưới nhện không do chấn thương.

Trên chuỗi xung TOF 3D khơng tiêm thuốc: * Có hình ảnh phình mạch não khơng. + Nếu có phình:

Đánh giá chỉ số túi phình trên cộng hưởng từ: . Số lượng, vị trí, kích thước.

. Hình dạng (hình túi, hình thoi)

. Tỉ lệ túi/ cổ được xếp thành 3 loại (< 1,2; 1,2- 1,5; > 1,5) . Bờ túi phình (bờ đều hay khơng đều)

+ Khẳng định lại trên DSA từ đó:

Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của CHT so với DSA về số bệnh nhân có túi phình, số lượng túi phình và kích thước túi phình.

Cách tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác Độ nhạy: Sn = DT/(DT+AG)

Độ đặc hiệu: Sp = AT/(AT+DG)

Độ chính xác: Acc = (DT+AT)/(DT+DG+AT+AG)

Dương tính thật (DT) khi khẳng định có phình mạch não trên cộng hưởng từ và trên chụp mạch số hóa xóa nền giống nhau.

Dương tính giả (DG) khi chụp cộng hưởng từ khẳng định có phình mạch não nhưng trên chụp mạch số hóa xóa nền khơng có.

34

Âm tính thật (AT) khi khẳng định khơng có phình mạch não trên cộng hưởng từ và trên chụp mạch số hóa xóa nền giống nhau.

Âm tính giả (AG) khi khẳng định khơng có phình mạch não trên cộng hưởng từ nhưng có trên chụp mạch số hóa xóa nền.

+ Nếu khơng có phình: đối chiếu lại trên DSA.

* Có dị dạng thông động mạch- tĩnh mạch não hay không. + Nếu có thơng động tĩnh mạch não:

Đánh giá đặc điểm ổ dị dạng . Vị trí, kích thước.

. Số lượng động mạch nuôi. . Số lượng tĩnh mạch dẫn lưu.

. Phân độ theo Spetzler và Martin (1986).

+ Đối chiếu lại kết quả dị dạng thông động tĩnh mạch não với DSA. + Nếu khơng có thơng động tĩnh mạch: đối chiếu lại trên DSA.

* Khơng tìm thấy nguyên nhân: khẳng định lại trên DSA loại trừ âm tính giả của nguyên nhân mạch máu trên CHT.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5t trong chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân chảy máu dưới nhện (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)