.21 Ma trận SWOT cấp 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 76 - 82)

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1. Lợi thế về mặt địa lý (nằm liền kề vùng KT động lực phía Nam, hệ thống đường thủy, đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương) và điều kiện tự nhiên

(kinh tế biển, kinh tế vườn).

2. Cơ quan đầu mối có đội ngũ nhân

viên trình độ cao, tinh thần trách

nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ. 3. Quản lý theo mơ hình “một cửa tại chỗ”.

4. Nguồn nguyên liệu phong phú

(đặc biệt là nguồn nguyên liệu nông

nghiệp cho ngành công nghiệp chế biến nông –thủy sản).

5 . Lao động rẻ, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào.

6. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát

của Tỉnh ủy và UBND tỉnh 7. Tình hình an ninh ổn định.

1. Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề 2. Hạ tầng KCN chưa hoàn chỉnh, cở sở hạ tầng của tỉnh còn thấp kém, chưa

đồng bộ.

3. Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn yếu 4. Công tác quy hoạch và định hướng thu

hút đầu tư chưa rõ ràng.

5. Công tác giải phóng mặt bằng, bàn

giao đất gặp nhiều khó khăn.

6. Cơ chế quản lý 1 cửa còn nhiều bất cập chưa phối hợp tốt giữa các ngành 7. Hệ thống ngân hàng ở tỉnh còn khiêm tốn thủ tục quá rườm rà, giải ngân chậm 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa tốt.

Cơ hội (O) Đe dọa (T)

1.Tình hình chính trị ổn định, hệ

thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, cơ chế quản lý nhà nước thơng thống và

1.Lực lượng lao động chưa có tay nghề

và thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao

tăng cường tính chủ động cho địa phương.

2.Làn sóng đầu tư nước ngoài vào

Việt Nam.

3.Những cải cách về cơ chế, chính

sách thu hút đầu tư vào tỉnh.

4.Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

5.Đường cao tốc Tp.HCM – Cần

Thơ, tuyến đường sắt Tp.HCM – Mỹ Tho, cầu Cổ Chiên trên QL60 liên thông với tỉnh Trà Vinh, nâng cấp cải tạo QL57 và khơi phục tồn tuyến từ ranh giới tỉnh Vĩnh Long đến biển Đông.

ứng được nhu cầu

3.Cạnh tranh các tỉnh, thành phố trong việc thu hút vốn đầu tư 4.Giá cả tăng, lạm phát tăng. 5. Ô nhiễm môi trường.

6. Khả năng điều hành kinh tế chưa theo kịp tốc độ hội nhập của Việt Nam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này chủ yếu tập trung làm rõ thực trạng thu hút ĐTTTNN trong giai đoạn 2005-2011 và 6 tháng năm 2012. Cụ thể, Chương 2 đã trình bày khái

quát sự phát triển kinh tế xã hội của Bến Tre, khái quát quá trình thu hút FDI trong thời gian qua, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI là do tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, tốc độ tăng

trưởng kinh tế địa phương tăng đều qua các năm…. Bên cạnh đó đã phân tích

những đóng góp của vốn FDI vào tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp ngân sách, giải quyết lao động… Chương này cũng nêu rõ các tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút FDI vào tỉnh. Từ đó, đưa ra bảng

phân tích SWOT để là cơ sở đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực thu hút vốn FDI tỉnh Bến Tre trong Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

3.1.1 Quan điểm phát triển của Bến Tre

3.1.1.1 Quan điểm phát triển KT-XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020

1. Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến 2020 gắn với định hướng chiến lược biển Việt Nam

đến 2020 nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng phát triển

nông nghiệp hàng hố, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

2. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, nền công nghiệp công nghệ cao; tích cực ứng dụng khoa học cơng nghệ vào phát triển nông nghiệp tạo ra các sản phẩm mũi nhọn có giá trị cao, có khả

năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngồi nước, tiến tới hình thành các

vùng nông nghiệp công nghệ cao.

3. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng nhu

cầu của xã hội.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong

điều kiện tỉnh Bến Tre nằm trong vùng ven biển của vùng Đồng bằng sông

5. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ mơi trường sinh thái, có giải pháp chủ động ứng phó với q trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn; trong đó, tập trung phát triển các nguồn lực, bố trí dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với quy hoạch chung, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng.

3.1.1.2 Quan điểm thu hút đầu tư của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020:

- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của tỉnh đã xác định, trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh lấy việc phát triển công nghiệp làm mũi đột phá nhằm tạo giá trị gia tăng các sản phẩm từ nơng nghiệp, trong đó các khu cơng nghiệp đóng vai trị quyết định trong việc phát triển cơng nghiệp của tỉnh nhà. - Với quan điểm nhà đầu tư có phát triển thì kinh tế của tỉnh mới phát triển mạnh hơn, lãnh đạo tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện theo quy định của pháp

luật, mời gọi các thành phần kinh tế nghiên cứu và tham gia đầu tư tại tỉnh nhà; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đưa ra các chính sách ưu đãi một cách minh bạch, thơng thống. Lãnh đạo tỉnh sẵn sàng lắng nghe và xem xét tất cả các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà.

- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp đặt trọng tâm vào việc khai thác tối đa lợi thế của tỉnh và thu hút đầu tư phải đi đôi với việc bảo vệ môi

trường.

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011- 2015 và định hướng 2020:

- Về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13,8%/năm trong 10 năm,

trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt

14,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD vào năm 2015

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,

xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30,3% - 27,4% - 42,3%; đến năm 2020 là 19,2% - 32,6% - 48,2%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 575 triệu USD năm 2015 và khoảng 1,4 tỷ

USD năm 2020, tăng bình quân 20%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng

bình quân 13%/năm theo giá so sánh. Tiết kiệm trong dân năm 2020 đạt 22%GDP; chỉ số ICOR toàn thời kỳ khoảng 2,8.

- Về phát triển xã hội:

Tốc độ tăng dân số bình quân 0,4%/năm; tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 25% vào năm 2015 và khoảng 30% vào năm 2020; mật độ điện thoại đạt 90 máy/100 dân; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%; tỷ lệ cấp nước sạch tập trung đạt 100% tại khu vực đô thị và 95% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Hoàn thành phổ cập bậc Trung học vào khoảng năm 2015. Từ năm 2012

có 100% giáo viên đạt chuẩn; năm 2020, trên 66% tổng số lao động được qua đào tạo. Phấn đấu từ năm 2010, 100% cán bộ các cấp tốt nghiệp Trung học

phổ thông và qua đào tạo chính trị, nghiệp vụ. Mở rộng hệ thống đào tạo nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.

Phát triển cân đối hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa; chỉnh trang nâng cấp cơ sở và trang bị cho hệ thống y tế cấp huyện, thị trấn và

phường, xã; tăng cường cán bộ y tế, nhất là bác sĩ cho vùng nông thôn. Đến năm 2020, đạt 10,3 bác sĩ/vạn dân và 30,7 giường bệnh/vạn dân.

Phấn đấu đến năm 2020, có trên 98% gia đình văn hóa và trên 80%

phường, xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa. Hình thành các khu đô thị và khu dân cư nông thôn mới; số lao động có việc làm chiếm 77,5% lao động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 5,5%, lao động chưa có việc làm chiếm dưới 1%.

3.1.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020:

Căn cứ vào các chương trình, kế hoạch vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh

ban hành, Bến Tre sẽ tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ trọng

tâm như sau nhằm thu hút đầu tư cho giai đoạn 2011-2015:

- Tập trung thu hút đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực được xác định là thế mạnh và ưu tiên của tỉnh : nông nghiệp-thủy hải sản; cơng nghiệp hỗ trợ, dự

án có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao; các dự án sản xuất các sản phẩm

có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu của tỉnh; dự án có tỉ suất đầu tư cao, sử dụng ít đất, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng lao động có kỹ năng.

Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp (vườn và

thủy sản) kết hợp lợi thế tiềm năng phát triển du lịch. Vì vậy, định hướng đầu

tư phát triển các khu cơng nghiệp đến năm 2020 với diện tích khoảng 1.440

ha. Tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như: chế biến hàng nông, thủy sản; các ngành có giá trị gia tăng cao sử dụng ít lao động; các ngành nghề tạo ra sản phẩm mới; riêng các ngành thâm dụng lao động nhiều như may mặc, giày da…

Đẩy mạnh mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo

quỹ đất sạch, làm cơ sở mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp theo Quyết định số

2767/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê

duyệt Đề án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Tăng cường vận động, thu hút các nguồn vốn dân doanh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phục vụ các mục tiêu ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội; phát triển nông nghiệp, nông thôn mới và phát triển nguồn nhân lực theo Quyết định số

nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015; và Nghị quyết số 13/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2011-2015;

- Tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển du lịch, dịch vụ theo Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến

Tre giai đoạn 2011-2015.

3.2 Giải pháp thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre. 3.2.1 Cơ sở hoạch định các giải pháp nhằm thu hút FDI

Thứ nhất: dựa trên những phân tích về thực trạng mơi trường đầu tư,

tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI tại tỉnh Bến Tre trong Chương 2.

Thứ hai: Dựa trên kết quả phỏng vấn các chuyên gia (chuyên gia kinh

tế của tỉnh, lãnh đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư và một số ngành có liên quan) và phỏng vấn một số doanh nghiệp FDI.

Thứ ba: dựa trên phân tích SWOT cấp 1 ở Chương 2 để đưa ra Bảng phân tích SWOT cấp 2 ở Chương 3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)