DNNQD trên địa bàn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TUYấN QUANG (Trang 41 - 43)

Theo con số thống kê trong năm 2008 thì trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang có tới hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có tới hơn 350 DNNQD. Trong đó chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, còn các công ty hợp danh số lượng rất ít. Các DNNQD hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quy mô không lớn như các DNNN, do vậy họ rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Với nhu cầu đa dạng như vậy thì đây thực sự là một tiềm năng lớn cho sự mở rộng tín dụng đối với DNNQD của Chi nhánh.

Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn từ phía NH, DNNQD đã gặp không ít khó khăn và trở ngại:

- NH thường ưu tiên cho vay các DNNN vì các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước.

- Thủ tục giấy tờ để vay vốn thường rất phức tạp đối với DNNQD vì các doanh nghiệp này thường hay thiếu hoặc chưa đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết.

- DNNQD vay vốn thường phải có tài sản đảm bảo, đây chính là vấn đề lớn nhất đối với họ vì giá trị tài sản đảm bảo của họ thường thấp nên mức cho vay hạn chế không đủ nhu cầu.

- Lãi suất vay cao hơn so và không được ưu đãi như với các DNNN…

Chính vì vậy để hoạt động được các DNNQD thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Lượng vốn “cấu vá” từ nhiều nguồn nhỏ lẻ này không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, việc làm thế nào để có thể tiếp cận và mở rộng tín dụng đối với các DNNQD trên địa bàn đã và đang là vấn đề được Chi nhánh rất quan tâm.

2.2.3. Tín dụng đối với DNNQD

2.2.3.1. Các DNNQD trên địa bàn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh

Từ 1995 trở về trước khách hàng chủ yếu là tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nay đã chiếm trên 55% dư nợ của chi nhánh. Tại địa bàn, có các TCTD như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội và Hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức khác. Cùng với sự thay đổi của kinh tế tại địa phương, hoạt động của Chi nhánh cũng tiến triển từng bước khả quan, tỷ trọng hiện nay chiếm khoảng 35% trong hệ thống NH, nếu so với toàn bộ các đơn vị khác có hoạt động NH ngoài hệ thống thì thị phần của Chi nhánh là tương đối rộng. Cho đến nay số lượng khách hàng có quan hệ với Chi nhánh rất lớn nhưng số lượng doanh nghiệp lại chiếm thị phần ít, năm 2008 có tới hơn 12.000 khách hàng nhưng chỉ có khoảng 150 doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản hiện nay Chi nhánh còn có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Thành phần khách hàng cũng đa dạng, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ các DNNN đến các DNNQD, các khách hàng cá nhân và số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XDCB là đơn vị quốc doanh chỉ còn vài đơn vị với doanh số hoạt động tại chi nhánh không đáng kể. Trong đó số lượng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh được thống kê như sau:

Bảng 2.2: Số lượng các loại hình DNNQD có quan hệ tín dụng

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008

Doanh nghiệp tư nhân 13 19

Công ty trách nhiệm hữu hạn 45 53

Công ty cổ phần 18 29

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 1 1

(Nguồn: Phòng KHNV Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TQ năm 2008 )

Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng, năm 2007 chỉ có 77 doanh nghiệp nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 102 doanh nghiệp, chiếm đến 90% trên tổng số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, tăng gấp 1,5 lần năm 2007. Nhưng nói chung các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một số ít có vốn lớn (nhưng đó thường là các DNNN sau khi cổ phần hoá). Ngoài các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng thì số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang có xu hướng tăng. So với tổng số DNNQD trên địa bàn thì số lượng doanh nghiệp mà Chi nhánh thu hút được chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ khoảng 30%. Do đó thị trường vốn đối với các DNNQD vẫn còn là một thị trường mở cho Chi nhánh trong thời gian tới. Chính vì vậy mà Chi nhánh đã và đang có những biện pháp hợp lý nhằm không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tượng này, tăng thị phần tín dụng của mình trên địa bàn.

2.2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại Chi nhánh

* Tình hình cho vay và quản lý dư nợ

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang đối với các DNNQD đang tăng lên rõ rệt chứng tỏ Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang đã chú ý đến khu vực kinh tế này. Doanh số cho vay đã tăng lên đáng kể, được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TUYấN QUANG (Trang 41 - 43)