Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế xã hội trường hợp tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 31)

3.2. Mơ hình tài chính cơng tỉnh Tun Quang

3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang

Thu ngân sách bền vững sẽ đảm bảo cho địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao. Trong phần này tác giả dựa vào khung phân tích tính bền vững ngân sách của strick (2005) và Nhóm cơng tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu cơng (2000) để đánh giá tính bền vững, tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được giữ lại gần như 100% theo chính sách phân cấp. Khoản thu này mặc dù tăng về số tuyệt đối song xét về tỷ trọng thì gần như khơng có sự thay đổi rõ rệt trong suốt 10 năm qua. Mặc dù tăng thu song tốc độ tăng của thu NSĐP lại có sự trồi sụt đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm được duy trì tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế.

Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001 – 2010

0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu ngân sách trên địa bàn Thu trợ cấp từ NSTW

Thu khác của ngân sách Tăng trưởng thu ngân sách trên địa bàn Tăng trưởng thu trợ cấp từ NSTW Tăng trưởng thu khác của ngân sách

Các khoản thu khác có xu hướng tăng song chủ yếu là thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau và khoản thu từ vay nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu thu NSĐP. Điều đáng ngại là thu trợ cấp từ NSTƯ về tỷ trọng lại đang có xu hướng giảm dần, bình quân giai đoạn 2001-2005 chiếm tới 70,5%, nhưng giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ này chỉ còn 61,1%, trong khi thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gần như khơng có sự tăng trưởng rõ rệt về tỷ trọng.

Tiếp theo, để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang, tác giả sẽ tiếp cận theo các góc độ: thứ nhất là tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách theo các sắc thuế, tiếp đó tác giả sẽ đánh giá các khoản thu theo sở hữu dựa vào mức đóng góp của các thành phần doanh nghiệp và cuối cùng sẽ xem xét cơ cấu thu theo lĩnh vực có đảm bảo tính bền vững khơng. Trong phần phân tích này, tác giả chỉ phân tích cơ cấu thu ngân sách của địa phương trên địa bàn không bao gồm các khoản thu từ trợ cấp của NSTƯ và các khoản thu khác3 để đánh giá tính bền vững và tính dễ tăng của cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh đảm bảo tính chính xác cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế xã hội trường hợp tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 31)