Phân chia theo sắc thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế xã hội trường hợp tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 35)

3.2. Mơ hình tài chính cơng tỉnh Tun Quang

3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế

Trong thời gian 10 năm qua cơ cấu thu ngân sách của địa phương khơng có sự cải thiện đáng kể về tỷ trọng. Cơ cấu nguồn thu NSĐP (không bao gồm thu trợ cấp từ NSTƯ và thu các khoản thu khác) thì thu đặc biệt chiếm tỷ trọng trên 50%, trong khi đó các khoản thu bền vững như thu từ các khoản được phân chia chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng thu ngân sách của địa phương. Một tín hiệu đáng mừng là tốc độ tăng trưởng của các khoản thu được phân chia ngày càng tăng, bình quân trong 10 năm tăng gần 30%. Ngoài ra, khoản thu đặc biệt có xu hướng sụt giảm. Đây là một dấu hiệu tốt tránh sự phụ thuộc của ngân sách vào các khoản thu đặc biệt. Tuy nhiên, giống như thu đặc biệt, thu thường xuyên cũng có sự sụt giảm đáng kể.

3

Các khoản thu khác bao gồm thu từ vay nợ và thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau. Tuy nhiên, khoản vay nợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu, do đó gần như khơng có tác động nhiều đến tổng thu ngân sách tỉnh.

Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010

Các khoản thu được phân chia là khoản thu bền vững, có tính ổn định cao, cơ sở thuế rộng. Các khoản thu được phân chia ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên thu ngân sách của địa phương, tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể và cũng chưa thực sự cải thiện được nhiều. Không những thế khoản thu này lại phụ thuộc nhiều vào thuế gián thu, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng trên 2/3 trong tổng các khoản thu phân chia. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của khoản thuế này đạt tới 21,7% cao hơn nhiều tốc độ phát triển kinh tế bình quân của tỉnh trong 10 năm qua. Đây là khoản thu thuế bền vững, tuy nhiên khoản thu này đã chiếm một tỷ trọng quá lớn, khó có thể phình to hơn trong thời gian tới.

Đơn vị tính: triệu đồng I Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu NSĐP danh nghĩa 140.249 159.574 201.064 225.134 289.557 372.990 402.538 537.107 730.296 948.679 I Thu NSĐP thực tế 140.249 148.317 175.260 173.467 212.419 261.330 257.728 293.357 376.596 451.616 1 Các khoản thu được phân chia 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073 2 Thu thường xuyên 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708 3 Thu đặc biệt 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835 II Cơ cấu các khoản thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1 Thu được phân chia 29% 30% 33% 38% 43% 37% 40% 36% 38% 41% 2 Thu thường xuyên 17% 14% 13% 13% 10% 11% 12% 10% 10% 9% 3 Thu đặc biệt 54% 56% 54% 49% 47% 52% 48% 54% 53% 50%

Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia

Một khoản thu bền vững khác chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong các khoản thu được phân chia là thuế thu nhập cá nhân. Tuy khoản thuế này đã tăng dần về tốc độ và tỷ trọng song vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, đây là khoản thu bền vững về lâu dài cần phải được cải thiện hơn nữa. Với cơ cấu thu này thì ngân sách của tỉnh rất khó được cải thiện trong thời gian tới nếu khơng có sự tăng trưởng đột biến từ nền kinh tế. Mặc dù là khoản thu được phân chia, song hầu như những khoản thu này được để lại toàn bộ cho ngân sách tỉnh. Đối với các khoản thu thường xuyên của ngân sách, trên lý thuyết đây là khoản thu bền vững, đặc biệt là các khoản thu từ thuế tài sản, cịn thu về lệ phí trước bạ và mơn bài lại là khoản thu không bền vững và sẽ sụt giảm dần trong tương lai. Dù vậy, với cơ cấu thu thường xuyên của tỉnh Tuyên Quang, lệ phí trước bạ và mơn bài chiếm trên 40% thì cơ cấu này lại khơng bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm của thu từ lệ phí trước bạ và thuế môn bài là 10,7%. Trước mắt khoản thu này vẫn là lợi thế của tỉnh khi mà tỷ lệ đơ thị hóa cịn thấp do đó vẫn có thể tiếp tục gia tăng.

Đơn vị tính: triệu đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu danh nghĩa 41.043 48.312 66.642 87.290 124.179 139.395 162.150 194.704 276.446 391.411 I Tổng thu thực 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 13.871 13.359 14.247 10.596 12.720 13.688 19.328 19.306 15.421 17.340 2 Thuế giá trị gia tăng 26.868 28.710 32.469 45.145 67.878 73.320 73.367 75.561 111.336 140.527

3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 98 106 96 44 41 17 11 7 7 7

4 Thuế thu nhập cá nhân 206 149 185 305 548 265 727 2.043 2.989 7.327 5 Phí xăng dầu NA 2.580 11.093 10.542 9.315 10.375 10.386 8.674 11.536 19.872 II Cơ cấu các khoản thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 34% 30% 25% 16% 14% 14% 19% 18% 11% 9%

2 Thuế giá trị gia tăng 65% 64% 56% 68% 75% 75% 71% 72% 79% 76%

3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%

4 Thuế thu nhập

cá nhân 1% 0% 0% 0% 1% 0% 1% 2% 2% 4%

5 Phí xăng dầu 0% 6% 19% 16% 10% 11% 10% 8% 8% 11%

Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên

Các khoản thu từ đất và bất động sản là khoản thu bền vững và có độ nổi cao thì lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong thu thường xuyên, điều đáng mừng là tỷ trọng của khoản thu này đang được cải thiện dần. Thu từ xổ số ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần trong thu thường xuyên của tỉnh, tuy nhiên khoản thu này không đem lại giá trị gia tăng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Nhìn chung, trong cơ cấu thu thường xuyên của ngân sách tỉnh, các khoản thu không bền vững vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Về cơ cấu các nguồn thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang, có thể dễ dàng nhận thấy nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá cao, mặc dù có sụt giảm đơi chút vào năm 2009, 2010 song vẫn chiếm tới 1/4 các khoản thu đặc biệt. Đây là khoản thu một lần, song với tỷ lệ đơ thị hóa thấp, quỹ đất trống cịn nhiều, do đó về cơ bản tỉnh vẫn có thể tăng thu từ chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian tới. Tuy nhiên, về lâu dài khoản thu này sẽ giảm dần khi tỉnh khơng cịn nguồn đất trống hoặc quỹ đất không được quy hoạch hợp lý. Các khoản huy động quản lý qua ngân sách là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như không thay đổi nhiều về tỷ trọng trong 10 năm qua.

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu danh nghĩa 24.119 21.566 25.691 29.278 29.405 39.576 48.648 52.795 70.706 88.208 Tổng thu thực 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708 Lệ phí trước bạ,

thuế môn bài 7.737 8.126 8.911 9.236 9.274 10.707 12.478 11.815 15.855 18.290

Thu từ Xổ số 1.619 1.730 1.694 2.527 2.560 4.155 4.155 4.468 5.496 5.446

Các nguồn thu về

đất và bất động sản 7.822 5.810 2.309 1.829 2.596 2.660 3.382 3.765 4.873 6.035 Các khoản thu khác 6.942 4.379 9.480 8.757 7.000 10.206 11.133 8.583 9.914 11.937

Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Lệ phí trước bạ,

thuế môn bài 32% 41% 40% 41% 43% 39% 40% 41% 44% 44%

Thu từ Xổ số 7% 9% 8% 11% 12% 15% 13% 16% 15% 13%

Các nguồn thu về đất và bất động sản

32% 29% 10% 8% 12% 10% 11% 13% 13% 14%

Các khoản thu khác 29% 22% 42% 39% 33% 37% 36% 30% 27% 29%

Bảng 3.14. Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang

Trong ngắn hạn tỉnh vẫn có thể tăng thu từ các khoản thu đặc biệt, tuy nhiên về lâu dài khoản thu này chắc chắn sẽ giảm dần. Do đó, tỉnh cần phải có các phương án thay thế nguồn thu nhằm đảm bảo các chính sách phát triển được vận hành trơn tru.

Tóm lại, cơ cấu nguồn thu của NSĐP thiếu tính bền vững, nguồn lực ngân sách phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu đặc biệt. Trong khi đó, các nguồn thu đem lại thu nhập ổn định và bền vững như thu từ thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu. Điều này cho thấy, ngay cả khi khơng phụ thuộc vào trợ cấp NSTƯ thì nguồn thu của ngân sách tỉnh cũng khơng có sự bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế xã hội trường hợp tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 35)