14. Sa nhân (Fructus Amomi Villosum Lour)
1.5.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến bài thuốc:
Năm 2011- 2012, bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa đã tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Sở “Đánh giá tác dụng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần trong điều trị suy nhược thần kinh” [37]. Nghiên cứu được tiến hành trên 53 bệnh nhân suy nhược thần kinh có mất ngủ kèm theo, điều trị trong thời gian 25 ngày. Kết quả cho thấy:
- Cao lỏng "Dưỡng tâm an thần" có tác dụng tốt trong điều trị suy nhược thần kinh. Sau 25 ngày điều trị, kết quả tốt đạt 39,62%, khá 43,40%, trung bình 16,98%. Trong đó, đạt hiệu quả tốt nhất đối với các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.
- Sau điều trị các chỉ số tâm - sinh lý được cải thiện rõ rệt:
+ Trước điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có trí nhớ ngắn hạn loại tốt là: 1,89%, loại khá là 9,43%, trung bình là 33,96% và kém là 54,72%. Sau điều trị, tỷ lệ các bệnh nhân có trí nhớ các loại tương ứng là tốt: 26,42%, khá: 56,60%, trung bình: 16,98% và khơng cịn bệnh nhân trí nhớ kém. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
+ Theo khả năng độ tập trung chú ý: Tỷ lệ bệnh nhân lúc nhập viện loại tốt là 0%, loại khá là 3,77%, loại trung bình là 26,42%, và kém là 69,81%. Sau điều trị, tỷ lệ các bệnh nhân có khả năng độ tập trung chú ý các loại tương ứng là tốt: 26,41%, khá: 54,72%, trung bình: 18,87% và khơng cịn bệnh nhân kém. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
CHƯƠNG II