Về độc tính cấp của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần”

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TAM (Trang 105 - 106)

- Các rối loạn tâm thần kèm theo:

n % (NC-ĐC) Thời điểm

4.1.1. Về độc tính cấp của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần”

Kết quả nghiên cứu độc tính cấp ở bảng 3.1 cho thấy, thuốc thử cao lỏng Dưỡng tâm an thần (DTAT), chuột nhắt trắng uống từ liều thấp nhất là 6,8g/kg (30ml cao lỏng/kg) thể trọng chuột (tương đương 15,37 g dược liệu khơ liều có tác dụng tương đương liều dùng trên người, tính theo hệ số 5 ở chuột nhắt,

ở người liều điều trị là 6,8 ml cao lỏng/kg), đến liều 10,2g/kg (45ml/kg) và liều 13,6g/kg (60ml/kg) ở tất cả các liều này chuột đều khơng chết, khơng tiêu chảy, ít hoạt động, ngủ nhiều.

Đến liều cao nhất có biểu hiện độc tính cấp ở liều 17g/kg (75 ml/kg), chuột đã uống “Dưỡng tâm an thần” với thể tích tối đa là 0,25ml/10g chuột nhắt, 3lần trong 24 giờ, chuột khơng chết, ít hoạt động, ngủ nhiều, nhưng có biểu hiện tiêu chảy tới 40% số chuột trong lô nghiên cứu, mặc dù cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” đã gia giảm để hạn chế tính nê trệ và tính hàn của bài thuốc gốc, tuy vậy, khi nghiên cứu cho chuột uống liều cao 75ml/kg và kéo dài 8 tuần thì xuất hiện tiêu chảy. Điều này cho thấy việc gia giảm bài thuốc gốc “Thiên vương bổ tâm” nhằm giảm bớt tính hàn lương nê trệ là cần thiết để hạn chế ảnh hưởng tới công năng tỳ vị và việc sử dụng liều phù hợp theo quy định trên lâm sàng vừa đảm bảo tác dụng mục đích điều trị vừa đảm bảo an tồn cho người bệnh [31],[108].

Vì khơng có chuột chết nên chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của thuốc thử cao lỏng Dưỡng tâm an thần trên đường uống [54],[64],[88].

Như vậy, có thể khẳng định với liều 13,6g/kg (60ml/kg) của cao lỏng Dưỡng tâm an thần chưa gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TAM (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w