Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Dưỡng tâm an thần.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TAM (Trang 145 - 146)

- Sự biến đổi của sóng alpha giữa trước và sau điều trị.

4.3.3. Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Dưỡng tâm an thần.

4.3.3.1. Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Dưỡng tâm an thần trên lâm sàng.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.36 cho thấy, sau khi điều trị mất ngủ, mạch và huyết áp của người bệnh ở cả 2 nhóm đều giảm xuống nhưng trong giới hạn bình thường khơng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và so với trước điều trị khơng có sự khác biệt với p >0,05.

Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Dưỡng tâm an thần trên các chỉ số lâm sàng trong thời gian điều trị 30 ngày uống thuốc, khơng có bệnh nhân nào biểu hiện triệu chứng không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, sẩn ngứa, tăng huyết áp, đau đầu, phù ngoại biên. Có thể nói bài thuốc khá an tồn trong thời gian dùng thuốc đối với thể bệnh Tâm âm hư, Tâm huyết hư với liều điều trị, vì khơng thấy phản ứng phụ trên lâm sàng. Kết quả này cũng phù hợp với khi thử thuốc trên động vật thực nghiệm ở liều tương đương liều lâm sàng 9,24g/kg/ngày trong thời gian 8 tuần, chuột khơng tiêu chảy, ngủ nhiều ít hoạt động. Đồng thời cũng khuyến cáo liều dùng an toàn khi điều trị cho bệnh nhân, vì khi thử thuốc liều cao (gấp 3 liều lâm sàng) trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng gây tiêu chảy sau khi uống thuốc 1 tuần. Điều này cũng thể hiện việc gia giảm của bài thuốc gốc Thiên vương bổ tâm là phù hợp để giảm nê trệ tính hàn dễ gây rối loạn tiêu hóa trên bệnh nhân thể tâm âm bất túc, tâm âm hư, tâm huyết hư

Bên cạnh đó khi uống thuốc cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” phần lớn bệnh nhân nhận xét là cảm thấy mùi vị thơm dễ chịu của các vị thuốc như Đương quy, Mạch mơn, Sa nhân, Hồng kỳ. Vị ngọt dịu nhẹ của cao lỏng rất dễ uống và hấp dẫn. Đồng thời trong thời gian uống thuốc ln có cảm giác êm dịu, dễ

chịu và đây cũng chính là một ưu điểm của cao lỏng Dưỡng tâm an thần trên lâm sàng.

4.3.3.2. Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Dưỡng tâm an thần trên cận lâm sàng.

Tác động lên các chỉ số huyết học và sinh hoá: Khi so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố và hematocrit của 2 nhóm giữa trước và sau điều trị tại bảng 3.37, 3.38 khơng có sự khác biệt với p > 0,05, đều ở mức sinh lý bình thường. Điều này cho thấy bài thuốc không làm ảnh hưởng biến đổi các chỉ số huyết học trên bệnh nhân mất ngủ. Mặt khác so sánh các chỉ số đánh giá chức năng gan, thận như ure, creatinin, AST, ALT của 2 nhóm giữa trước và sau điều trị thì cũng khơng có sự biến đổi có ý nghĩa thống kê với p>0,05, các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu của hai nhóm trước và sau điều

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TAM (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w