Đánh giá thực tiễn hiệu quả hòa giải tại UBND xã

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai) (Trang 49 - 54)

Phần 2 : Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

2.2.1.Đánh giá thực tiễn hiệu quả hòa giải tại UBND xã

2.2. Đánh giá thực tiễn hiệu quả giải quyết tranh chấp ở UBND, so sánh với giải quyết

2.2.1.Đánh giá thực tiễn hiệu quả hòa giải tại UBND xã

Phạm vi giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã chủ yếu ở khâu hòa giải, bao gồm từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến kết thúc hòa giải kể cả hòa giải thành và bất thành. Việc hịa giải thơng qua UBND cấp xã liên quan đến tranh chấp đất đai ai là người có

quyền sử dụng đất được xem là một khâu bắt buộc trong giải quyết tranh chấp theo pháp luật đất đai

hiện hành. Kết quả hòa giải của UBND cấp xã là cơ sở tiếp nhận, xử lý việc tranh chấp đất đai ở những cấp cao hơn.

- Về ưu điểm:

Thứ nhất, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đã góp phần giải quyết có

hiệu quả các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí, cơng sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.

Thứ hai, để tạo điều kiện cho các bên tham gia hòa giải ngồi Tịa án được Tịa án

cơng nhận kết quả hịa giải thành, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã dành 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án. Khi hòa giải thành các tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở hoặc hòa giải tại UBND cấp xã thì các bên đều có thể u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành.

Thứ ba, quy định này là cần thiết nhằm tạo cơ hội để các bên thương lượng giải

quyết, giữ được tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, tăng tính đồn kết trong nhân dân. - Tuy nhiên trong q trình thực hiện, hịa giải tranh chấp đất đai ở UBND vẫn gặp nhiều vướng mắc:

Thứ nhất, Đương sự vắng mặt trong buổi hòa giải tranh chấp tại UBND: Điểm c

khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013: “Việc hòa giải chỉ được tiến

hành khi các bên tranh chấp đều có mặt; Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa giải khơng thành”. Trên thực tế xảy ra tình

trạng, khi cơ quan này mời các bên để hịa giải nhưng phía bị đơn khơng đến, dẫn đến việc UBND cấp xã khơng thể tiến hành hịa giải được, trong biên bản hịa giải cũng khơng thể có chữ ký của bị đơn, UBND cấp xã lập biên bản khơng hịa giải được. Điều này cũng tạo cơ hội để một bên cố tình vắng mặt gây khó khăn trong q trình giải quyết tranh chấp đất đai. Thêm vào đó, Luật Đất đai hiện hành khơng đề cập đến loại tài liệu (biên bản) được coi là cơ sở để Tòa án căn cứ vào đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai hịa giải khơng thành theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thứ hai, khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền tổ chức hịa giải đối với một số địa phương.

Theo Luật đất đai hiện hành không quy định rõ các tranh chấp đất đai nào thuộc trường hợp bắt buộc phải tổ chức hòa giải. Nhưng tại khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ban hành ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hịa giải tại

UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.

Quy định này trên thực tế gặp khó khăn, bất cập ở những địa phương khơng có đơn vị hành chính cấp xã (những đơn vị huyện đảo đặc thù như huyện Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu; huyện Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị; huyện Bạch Long Vĩ của thành phố Hải Phòng). Ở những địa phương này, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì việc hịa giải sẽ gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan hòa giải và cơ sở pháp lý để hịa giải, dẫn đến khó khăn cho việc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai sau đó.

Thứ ba, kết quả hịa giải thành tại UBND chưa mang tính pháp lý và khơng có cơ chế

buộc thi hành những thỏa thuận này đối với các bên đương sự.

Trên thực tế, các bên tranh chấp đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết nội dung tranh chấp nhưng sau đó một bên thay đổi khơng thực hiện nội dung đã thỏa thuận trong phiên hòa giải. Điều này dẫn đến việc hịa giải tại UBND cấp xã đơi khi chỉ mang tính hình thức, thủ tục mà chưa có hiệu quả đi sâu vào việc giải quyết dứt điểm nội dung tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên. Do vậy, việc pháp luật quy định kết quả hòa giải tại UBND cấp xã có thể được Tịa án xem xét công nhận theo thủ tục việc dân sự là giải pháp quan trọng để hoạt động hòa giải ở cơ sở thật sự có hiệu quả, khơng ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành tại UBND cấp xã cịn khá phức tạp gây khó khăn cho việc thực hiện.

Như vậy, hiệu quả đạt được từ hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai vẫn cịn rất hạn chế. Có nhiều tranh chấp phải tiến hành hịa giải nhiều lần với nhiều loại hình nhưng vẫn khơng đi đến kết quả đáng mong đợi. Điều này vơ hình trung làm cho các biện pháp hịa giải trở thành nguyên nhân kéo dài tranh chấp đất đai, kéo dài khả năng giải quyết tranh chấp bằng các thủ tục tố tụng, thậm chí hết thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai) (Trang 49 - 54)