Hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai) (Trang 56 - 58)

Phần 2 : Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

2.3.1.Hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành

2.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND và kiến nghị

2.3.1.Hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành

Về quy định hòa giải tranh chấp đất đai

- Việc quy định tranh chấp đất đai ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu khơng hịa giải tại UBND cấp xã thì sẽ khơng được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết dẫn tới nhiều khó khăn, đặc biệt thời gian giải quyết tranh chấp đất đai bị kéo dài. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai cũng cho thấy hòa giải cơ sở về đất đai mang lại hiệu quả chưa cao, đa phần hòa giải khơng thành, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp nhưng việc hòa giải còn qua loa, đại khái.

- Trong quy định về thành phần hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hịa giải (Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/12/2020 sửa đổi bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2013) có thành phần “đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với ruộng đất đó” đã phát sinh nhiều hạn chế. Bởi thành phần này là những người khơng có trách nhiệm công vụ, nên việc họ không tham gia hoặc từ chối tham gia hội đồng sẽ khơng có chế tài bắt buộc. Bên cạnh đó, việc xác định được người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn gốc của thửa đất cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các khu vực đơ thị hóa nhanh vì việc thay đổi nhân khẩu cũng rất thường xuyên. Trường hợp nếu xác định được người dân sống lâu đời & biết rõ nguồn gốc của thửa đất thì việc mời những chủ thể này tham gia Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai cũng khơng hề dễ dàng. Từ đó, việc giải quyết tranh chấp về đất đai nhiều vướng mắc do thiếu đi thành phần bắt buộc mà pháp luật quy định. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Đất đai.

- Quy định về trình tự, thủ tục trong hịa giải tranh chấp đất đai khơng có quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành cấp cơ sở để có giá trị pháp lý ràng buộc các bên thực hiện dẫn tới là các bên có thể thay đổi nội dung nhiều lần làm cho q trình hịa giải kéo dài dai dẳng.

- Pháp luật đất đai vẫn còn bỏ ngỏ những quy định cụ thể về một số trường hợp phát sinh trong q trình hịa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở. Ví dụ như: Việc hịa giải tranh chấp đất đai phải thực hiện tại cấp chính quyền cơ sở bao nhiêu lần thì được xác định là khơng thành; số lần hạn chế đối với những lần thay đổi ý kiến về nội dung khác với nội dung thống nhất trong biên bản hòa giải; đương sự được thay đổi ý kiến trong thời gian bao lâu hay cứ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải bất kể là bao lâu thì các bên tranh chấp vẫn có thể thay đổi ý kiến về nội dung khác với nội dung thống nhất trong biên bản hịa giải; trường hợp bị đơn cố tình khơng đến, thì UBND cấp xã khơng thể tiến hành hòa giải được, trong biên bản hịa giải khơng thành khơng thể có chữ ký của bị đơn, vậy tịa án có được căn cứ vào biên bản hồ giải khơng thành đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự khơng,…

- Các thành viên trong tổ hịa giải cho đến các cán bộ chuyên môn giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm, chưa có nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật đất đai. Trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai của cán bộ cấp xã còn hạn chế, người dân chưa hiểu hết quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giải quyết hịa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

- Tình trạng vi phạm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, mặc dù không thuộc phạm vi tranh chấp của UBND nhưng lại trực tiếp tiến hành giải quyết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới vụ việc bị kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Điều này không những ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên đương sự mà cịn gây ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng.

- Ý thức của một số cán bộ, cơng chức cịn hạn chế. Những cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai hiểu rất rõ về giá trị thực tế của những thửa đất tranh

chấp đem lại. Vì vậy trong q trình giải quyết có hành vi vi phạm pháp luật, vụ lợi cá nhân, thiếu khách quan trong thực thi cơng vụ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cơng dân.

Về việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

- Nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Khi phát sinh tranh chấp chưa thực sự tập trung chỉ đạo để giải quyết kịp thời, nhiều cán bộ còn né tránh & đùn đẩy.

- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết tranh chấp nhưng việc tổ chức thi hành quyết định chưa nghiêm, cơ quan ra quyết định giải quyết thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời.

Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu về thời hạn. Nhiều vụ việc đã kéo dài hàng chục năm mà có khi chỉ dừng lại ở cấp UBND.

Về hồ sơ, tài liệu đo đạc, bản đồ địa chính

Là cơ sở kỹ thuật xác định, quản lý về quyền sử dụng đất. Việc lưu giữ không đầy đủ những tài liệu này, có vụ việc trải qua các thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, các tài liệu phân tán, hiện trạng đất thay đổi, khơng có người biết rõ vụ việc, khó xác định về thời gian, q trình sử dụng nên gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết.

Về ý thức của công dân

Nhiều trường hợp công dân vẫn cố chấp không chấp hành, vẫn quyết tâm khiếu kiện đến cùng dù đã được giải thích pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tổ chức vận động thuyết phục nhiều lần, có thơng báo chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại. Điều này khiến cho các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tìm giải pháp để xử lý triệt để

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai) (Trang 56 - 58)