Kế toán xác định kết quả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tam Sơn (Trang 39 - 49)

Để hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh. Công ty sử dụng TK911-Tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết, các bảng kê, NKC liên quan và các chứng từ về hoạt động tài chính và hoạt động bất thường tiến hành xác định kết quả kinh doanh theo trình tự sau:

Hạch toán cuối tháng thì kế toán lần lượt thực hiện các bút toán kết chuyển như sau:

Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511

Có TK 911

- Kết chuyển chi phí (gồm giá vốn và chi phí bán hàng) và Thu nhập hoạt động tài chính

Trong đó kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng Nợ TK 911 Có TK 632 Kết chuyển chi phí bán hàng Tổng hợp Hạch toán cuối tháng Lập bảng cân đối tháng Kết chuyển cuối tháng

Nợ TK 911

Có TK 641

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911

Có TK 642

Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Nợ TK 711, 712

Có TK 911

- Kết chuyển lãi: Kết quả lãi là tổng hợp kết quả của các hoạt động kinh doanh.

Nợ TK 911

Có TK 421

Để xác định kết quả bán hàng thì doanh nghiệp sử dụng sổ Cái TK 911. Mẫu Sổ Cái TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”: Dùng để phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển doanh thu, chi phí, giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.

VD: Trích số liệu trong tháng 12 - 2006 của công ty cổ phần Tam Sơn 14 Trần Duy Hưng – Cầu giấy – Hà nội

Bảng 8

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Đơn vị : đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

1. Tổng doanh thu 11.136.979.000

2. Doanh thu thuần 11.136.979.000

3. Giá vốn hàng bán 10.133.821.000

4. Lợi nhuận gộp 1.003.158.000

5. Chi phí bán hàng 692.767.000

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 213.048.000

7. Lợi nhuận trước thuế 97.343.000

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.757.000

9. Lợi nhuận sau thuế 87.586.000

Từ số liệu bảng trên ta có các bước kết chuyển sau: - Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần

Nợ TK 511 11.136.979.000 Có TK 911 11.136.979.000 -Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911 10.133.821.000

Có TK 632 10.133.821.000 -Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911 692.767.000 Có TK 641 692.767.000 -Kết chuyển chi phí QLDN Nợ TK 911 213.048.000 Có TK 642 213.048.000 - Kết chuyển lãi về tiêu thụ hàng hoá Nợ TK 911 97.343.000

Có TK 421 97.343.000

Vậy lợi nhuận kinh doanh của Công ty năm 2007 sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 9.757.000 ( đồng ) là :

CHƯƠNG 3.

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM SƠN 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần Tam sơn

Trong nền kinh tế hiện nay, công tác bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tối đa hoá lợi nhuận đã trở thành mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù chỉ là 1 Công ty cổ phần mới được chuyển đổi phát triển, Công ty Cổ phần Tam Sơn đã và đang chứng tỏ được những bước đi dúng đắn của mình trên con đường phát triển. Tuy nhiên, sự tác động khách quan và những quy luật ngặt nghèo của nền kinh tế thị trường luôn tồn tại và tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại Công ty Cổ phần Tam Sơn, Kế toán bán hàng đã thực hiện theo đúng nguyên tắc và phản ánh đầy đủ doanh thu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tổ chức sổ sách một cách phù hợp để phản ánh và theo dõi tình hình bán hàng

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức chặt chẽ phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế. Đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ, nhiệt tình trong công tác nên các công việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc lập báo cáo được tiến hành một cách đều đặn, đúng định kỳ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin tài chính nhanh chính xác và đầy đủ nhất.

là bán buôn và bán lẻ hàng hoá trực tiếp, như vậy số lượng hàng hoá bán ra sẽ không đạt được mức tối đa vì mạng lưới bán hàng hạn chế. Vì vậy, việc bán hàng hoá chỉ theo 2 phương thức này có thể làm công tác bán hàng của Công ty chưa đạt hiệu quả cao nhất.

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng kết quả bán hàng

3.2.1 Các khoản nợ khó đòi và biện pháp thu nợ

Luận cứ của các kiến nghị: Nhằm nâng cao việc xác định kết qủa bán hàng đối với những hình thức bán hàng trực tiếp thì thu hồi được các khoản nợ là rất quan trọng. Theo em để thu hồi nợ trong việc bán hàng một cách nhanh chóng thì Công ty nên áp dụng các hình thức khuyến mại và chiết khấu bán hàng, theo từng mức độ khác nhau. Các hình thức khuyến mại và chiết khấu sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, nếu thấy có lợi họ sẽ thanh toán tiền hàng nhanh hơn. Nên theo dõi công nợ theo hạn thanh toán (7 ngày - 14 ngày) để hối thúc nhân viên kinh doanh thu hồi công nợ. Nếu thu hồi công nợ không đúng hạn sẽ bị trừ vào tiền thưởng hoa hồng theo doanh số bán hàng. Như vậy Công ty sẽ đạt được mục đích của mình và hiệu quả bán hàng sẽ được nâng cao.

Hướng giải quyết và lộ trình thực hiện:

* Đối với hình thức chiết khấu có thể áp dụng tỷ lệ chiết khấu như sau: - Xây dựng biểu chiết khấu có tác dụng khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng, thanh toán nhanh.

- Tỷ lệ chiết khấu xây dựng thưởng cho khách hàng thực chất không làm giảm mà còn làm tăng doanh thu bán hàng, vì số doanh thu làm giảm do

chiết khấu nhỏ hơn so với số doanh thu tăng do thực hiện chiết khấu.

- Tỷ lệ này được thực hiện dựa trên tình hình tiêu thụ thực tế của Công ty đồng thời có sự tham khảo việc thực hiện chiết khấu của một số doanh nghiệp cùng loại.

Ví dụ: Khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn trong 1 lần.

Thời gian khách hàng thanh toán tiền mua hàng: khách hàng thanh toán tiền mua hàng càng nhanh thì tỷ lệ chiết khấu được hưởng càng cao.

Số lần khách mua hàng và số lượng hàng hoá mua trong 1 tháng với tỷ lệ chiết khấu tối thiểu là 1% và tối đa là 5% tổng giá trị của hàng hoá đó.

* Đối với hình thức khuyến mại: Công ty có thể áp dụng rất nhiều hình thức khác nhau như: tặng quà, bốc thăm may mắn, tham sự sổ xố …

Chi phí và hiệu quả: Để thực hiện tốt các bước trên thì bản thân Công ty phải luôn vạch rõ kế hoạch trong các kỳ kinh doanh. Việc đầu tư chi phí sẽ được tiết kiệm nhiều nếu Công ty đã định hướng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy đầu tư một khoản chi phí có lớn hơn nhưng Công ty luôn ở trong thế chủ động, vừa bán được hàng mà các khoản nợ không bao giờ để quá hạn, khả năng thu hồi vốn nhanh.

3.2.2 Phương thức bán hàng

Luận cứ của kiến nghị: Hiện nay tại Công ty đang áp dụng 2 phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ theo phương pháp trực tiếp. Theo em 2 phương thức bán hàng này là những phương thức bán hàng cơ bản nhất mà tất cả các công ty đang áp dụng. Nó mang lại hiệu quả và có doanh thu bán hàng cao. Nhưng đặc điểm của Công ty là kinh doanh các mặt hàng thiết bị vệ sinh

bằng sứ như gạch men, bồn cầu vệ sinh, bồn tắm v…v….và rất nhiều chủng loại hàng hoá đáp ứng cho nội thất nhà ở.

Hướng giải quyết: Do đó Công ty cũng nên bán hàng theo phương thức đại lý giới hạn. Mạng lưới đại lý bán hàng càng nhiều sẽ giúp hàng hoá cùa Công ty tiêu thụ nhiều hơn làm tăng doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận cho Công ty. Có như vậy thì đó cũng mới là cách quảng bá sản phẩm và mặt hàng kinh doanh của Công ty ra thị trường nhanh nhất và nhiều nhất – hiệu quả sẽ rất cao.

Lộ trình thực hiện: Để thực hiện tốt được điều đó buộc Công ty phải lên kế hoạch kỹ lưỡng, các nhân viên kinh doanh của Công ty phải làm việc tích cực và hiệu quà hơn nữa nhằm tìm ra những đối tác có tiềm năng. Công ty nên có các chiến dịch quảng bá thương hiệu cũng như các chương trình cho sản phẩm của Công ty. Việc mở rộng kinh doanh qua các đại lý tiêu thụ hay hàng gửi bán là nhằm khuyến khích các đối tác cùng hợp tác kinh doanh có lợi cho cả đôi bên.

Chi phí và hiệu quả: Chi phí để đầu tư cho phương thức bán hàng này không hề quá lớn nếu Công ty biết cách sử dụng nhân viên một cách hiệu quả. Hơn nữa các chương trình khách hàng được đặt ra vừa là để quảng cáo cho Công ty vừa là để tạo thêm một thì trường hàng tiêu dùng mới. Công ty chỉ việc đầu tư một khoản tiền nhất định như phần trăm hoa hồng cho các đối tác trung gian, như thế hàng trong Công ty vừa bán được nhiều do có nhiều đại lý phân phối mà khâu tiêu thụ của Công ty sẽ giảm bớt gánh nặng. Hiệu quả mang lại thì rất cao, Công ty sẽ chỉ việc thu lời từ việc cung cấp hàng hóa cho các đại lý và trích hoa hồng cho họ. Không chỉ đảm bảo tiêu thụ được hàng hóa mà lại còn đảm báo chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đặt ra.

3.2.3 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Luận cứ của kiến nghị: Do chi phí bán hàng của Công ty phát sinh quá lớn ( trong năm 2007 là 692.767.000 đồng ) nên cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ và đưa ra các quy chế chặt chẽ hơn để giảm các chi phí không cần thiết. Trong khi đó chi phí quản lý của Công ty trong năm 2007 là 213.048.000 đồng chỉ bằng 1/3 của chi phí bán hàng. Sự chênh lệch này điều tất yếu nhưng nếu với mức đầu tư như vậy là ít thì sẽ khiến cho Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý. Do đó nếu cần thiết thì Công ty có thể đầu tư thêm tài chính để việc quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Hướng giải quyết: Để làm tốt thì Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng nội dung chi phí và theo từng khoản mục chi phí thật chặt chẽ. Ví dụ : nếu trong trường hợp trong kỳ kinh doanh, Công ty sử dụng hàng hóa hay vật tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT để biếu tặng hoặc dùng vào các công việc có tính cho chi phí quản lý kinh doanh thì kế toán cũng phải phản ánh đầy đủ vào đúng nội dụng phần hành kế toán đã quy định chứ không được bỏ qua. Chi phí và hiệu quả: Việc theo dõi từng nội dung chi phí này không hề tốn kém gì đối với bản thân Công ty mà nó lại đem lại hiệu quả rất cao. Làm cho Công ty nắm rõ tình hình tài chính của mình, chi tiêu hợp lý hơn, đồng tiền được sử dụng hiệu quả cao. Bản thân Công ty lại tiết kiệm được chi phí chứ không hề làm tăng chi phí trong kinh doanh.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tam Sơn, Em nhận thấy Công ty hết sức coi trọng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, công tác này được thực hiện một cách khoa học, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước. Tuy nhiên thời gian qua công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Em tin rằng, với kinh nghiệm vững vàng và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ kế toán thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian thực tập giúp em hiểu rằng người cán bộ kế toán không những cần phải nắm vững lý luận mà còn cần phải hiểu, xâm nhập thực tế, vận dụng lý luận vào thực tế 1 cách sáng tạo, khoa học và đúng với chế độ qui định.

Do hiểu biết còn hạn chế, và thời gian thực tập có giới hạn nên bài viết của em có nhiều thiếu sót và vướng mắc. Em rất mong có sự tham gia góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Quang Quynh. Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, Trường Đại học kinh tế quốc dân

2. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, Khoa Kế toán, Trường Đại học KTQD, Nhà xuất bản Thống Kê - 2005

3. Hệ thống kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Nhà xuất bản Tài chính – năm 2006

4. Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà xuất bản thống kê – 2004

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tam Sơn (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w