Kết luận chương
2.2.8 Tình huống thực tế về rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Na
Tại Ngân hàng TMCP Cổ phần Công Thương chi nhánh Long Thành tỉnh
Đồng Nai trong giai đọan năm 2007 đến năm 2008 nợ quá hạn tại chi nhánh này
tăng cao đột biến do cho vay sai quy chế tín dụng, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong q trình quyết định cho vay của các nhóm cá nhân có quan hệ móc nối với nhau vì lợi ích riêng.
Như một số báo đã đưa tin (Báo tuổi trẻ, báo Đồng Nai) một số cá nhân móc nối với cán bộ tín dụng, trưởng phịng tín dụng và Giám đốc chi nhánh để làm hồ sơ cho vay sản xuất kinh doanh, chăn nuôi hoặc biến tướng thành các mục đích khác nhưng đầu tư vào bất động sản là đất nông nghiệp ở khu vực huyện Long Thành,
Nhơn Trạch chờ các dự án thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng giá đất kiếm lời. Tuy nhiên, tiến độ các dự án không diễn ra theo đúng kế hoạch nên đến thời điểm trả nợ, một số khách hàng này khơng có khả năng trả nợ ngân hàng. Các nhóm khách hàng này cấu kết với ê kíp cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng TMCP Cổ phần Công Thương chi nhánh Long Thành đã cho vay đảo nợ đối với chính bên vay và cho người nhà, người quen của một số khách hàng này vay để trả thay cho bên vay. Q trình cho vay sai quy chế tín dụng, vi phạm đạo đức trên đã diễn ra trong một thời gian tương đối dài, đến mãi năm 2007 mới có các dấu hiệu bùng phát. Dư nợ quá hạn tăng, lên đến gần 300 tỷ đồng vào 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009, cơ quan công an đã phát hiện những hành vi sai phạm và tiến hành điều tra thì việc thu nợ gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều về thời gian và cơng sức
của TMCP Cổ phần Công Thương chi nhánh Long Thành, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam do các hợp đồng cho vay đảo nợ có nhiều khả năng bị tịa án
tun vơ hiệu, theo đó sẽ khôi phục lại giá trị các khoản nợ đã đảo nợ trong khi tài sản đảm bảo của các tài sản này đã giải chấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng ở chi nhánh Long Thành là càn bộ cho vay định giá tài sản bảo đảm tiền vay quá cao, cao hơn cả giá thị trường. Phần lớn tài sản thế chấp ở các vị trí khơng thuận lợi, xa trục lộ chính, việc chuyển nhượng tài sản bị hạn chế (chỉ chuyển nhượng cho người địa phương/nông dân tại địa phương) nên tính thanh khoản thấp, giá chuyển nhượng chỉ bằng 40% đến 50% khung giá đất của tỉnh.
Hành vi cấu kết cho vay trái với quy định Pháp luật của cán bộ tín dụng, lãnh
đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Long Thành là bài học kinh
nghiệm quý báu của các NHTM trong việc phát triển tín dụng đi đơi với việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng bằng việc thực hiện đúng quy
trình cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng từ nguyên nhân đạo đức của cán bộ tín dụng và lãnh đạo cấp tín dụng.