Nguyên nhân do pháp luật của nhà nước còn nhiều khe hở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 68)

III. Nguyên nhân từ phía Chính phủ Mức độ biểu hiện

2.4.1.4.1. Nguyên nhân do pháp luật của nhà nước còn nhiều khe hở

Hiện nay, chúng ta đã có đầy đủ luật hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan trực tiếp

văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động Ngân hàng còn gặp phải nhiều

vướng mắc và chồng chéo như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, khơng phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng

để xử lý mà phải xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng như:

Thứ nhất, theo quy định của pháp lệnh THA thì người được THA phải nộp

phí THA trên giá trị tài sản hoặc số tiền mà người được THA thực thu. Điều này

không hợp lý trong trường hợp các Ngân hàng sau khi có quyết định của tịa án, đã gửi đơn yêu cầu THA, thì số tiền mà KH trả nợ dù cho đó là kết quả của THA hay do kết quả từ việc Ngân hàng tự thu đều bị thu phí THA do số tiền thu được phát sinh sau khi Ngân hàng yêu cầu THA. Quy định này đã bảo vệ quyền lợi của THA mà không bảo vệ quyền lợi của người được THA cụ thể là các NHTM trong quá

trình thu hồi nợ qua con đường tố tụng.

Thứ hai, Đối với tài sản bảo đảm đã kê biên thì pháp lệnh THA không cho

phép hai bên tự thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm. Điều đó khơng hợp lý và không

bảo vệ quyền chủ nợ do giá trị tài sản kê biên bán đấu giá thường thấp hơn giá trị tài sản do hai bên thỏa thuận bán tài sản.

Thứ ba, Kê biên tài sản để định giá trị tài sản bán đấu giá khơng có cơ sở.

Thông thường chấp hành viên định giá tài sản theo khung giá nhà nước nhưng do khung giá nhà nước thấp nên chấp hành viên kết luận giá trị tài sản theo giá thị trường mà không đưa ra được các căn cứ định giá cụ thể. Điều đó dẫn tới giá trị tài sản kê biên bán đấu giá quá cao, dẫn tới việc đấu giá không thành. Mỗi lần đấu giá không thành, giá trị tài sản lại giảm theo tỷ lệ 10% so với giá trị tài sản ở lần đấu giá gần nhất. Việc định giá tài sản cao dẫn đến thời gian giảm giá đến giá hợp lý của tài sản dài đồng nghĩa với thời gian thu nợ dài, đôi khi giá trị tài sản sau khi bán đấu giá thành không không đủ bù đắp tiền gốc, lãi vay trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí….

Thứ tư, thời gian giải quyết các tranh chấp qua con đường tố tụng rất lâu,

mất khoảng từ một năm trở lên và các NHTM phải tốn kém rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để thu nợ qua con đường tố tụng.

Thứ năm, Đối với những hồ sơ thu nợ qua khởi kiện thì tịa tun con nợ

phải trả cho chủ nợ số tiền gốc và lãi đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật,

ngoài ra phải trả lãi phát sinh theo lãi suất cơ bản đến thời điểm trả hết nợ. Thông thường lãi suất cơ bản của NHNN thường thấp hơn lãi suất cho vay trên hợp đồng tín dụng. Điều này làm thiệt hại cho Ngân hàng khi thu hồi nợ qua con đường khởi

kiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)