.6-Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 111)

3 .2-Định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

3.4.1 .6-Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Ngồi cơng nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ tiên tiến thì con người là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành cơng cho ngân hàng. Do đó việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực cần phải đặc biệt chú trọng. Đội ngũ cán bộ trẻ giàu nhiệt huyết, đội ngũ cán bộ có thâm niên thật sự giàu kinh nghiệm là lực lượng hậu thuẫn vững chắc cho việc thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo vạch ra. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiếp cận được công nghệ thông tin áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngày hơm nay chính là mang lại thành quả cho tương lai. Vì vậy, Chi nhánh cần thực hiện :

1/ Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Cân đối nhân lực trong các phòng ban để tuyển dụng đảm bảo hồn thành được cơng tác, khơng lãng phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức cơng khai, các chính sách ưu tiên đối với đối tượng con em trong ngành phải được thực hiện đúng quy định.

2/ Ngân hàng nên có nguồn quỹ đầu tư tài năng trẻ đầu tư cho các sinh viên giỏi đang còn học trong các trường đại học, có cam kết sau này về công tác tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

3/ Công tác đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc, tránh lãng phí chi phí đào tạo. Khơng nên tập trung lắm công tác đào tạo vào lực lượng cán bộ theo quy hoạch của ngân hàng. Nên khuyến khích và hỗ trợ nhân viên tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ (chi phí đào tạo, thời gian học tập...)

khơng cần tính đến thâm niên công tác hoặc chức danh được quy hoạch hay đã bổ nhiệm. Có chính sách cụ thể và rõ ràng đối với các trường hợp chi nhánh chấp thuận cho đào tạo nhằm động viên cán bộ nhân viên nâng cao trình độ.

4/ Cần xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể cho từng cán bộ, từ đó cán bộ sẽ tự lên kế hoạch thực hiện hằng tuần, hằng tháng để cấp trên giám sát và đánh giá. Căn cứ vào mức độ hoàn thành của cán bộ để đánh giá năng lực cán bộ. Căn cứ vào mức độ hoàn thành của cán bộ trong phòng để đánh giá năng lực của cấp lãnh đạo phòng và căn cứ mức độ hồn thành của các phịng do lãnh đạo phụ trách khối để đánh giá lãnh đạo phụ trách.

5/ Có chính sách đãi ngộ những cán bộ giỏi đang làm việc tại Chi nhánh để tránh được tình trạng cán bộ giỏi nhưng vì một trong những lý do nào đó chẳng hạn như chưa là Đảng viên không thể đề bạt được vào những vị trí quan trọng, chưa được bổ nhiệm đề bạt do cơ cấu lãnh đạo cấp phịng đã đủ....có tâm lý bất mãn chuyển sang cơng tác ngân hàng khác làm cho Chi nhánh mất đi cán bộ giỏi.

6/ Chính sách phân phối thu nhập cho các cán bộ quan hệ khách hàng trên cơ sở hiệu quả mà cán bộ mang lại cho chi nhánh, tránh việc cào bằng thu nhập như hiện nay.

7/ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Việc đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hồn thành cơng việc hàng năm và thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm minh bạch. Mạnh dạn khơng đề bạt những cán bộ không đủ chuẩn. Việc bổ nhiệm có thể đưa ra hình thức thi tuyển vào vị trí cần bổ nhiệm. Điều này sẽ giúp cho cán bộ phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực điều hành và trình độ nghiệp vụ, giúp các cán bộ trẻ có năng lực ý chí phấn đấu để được đề bạt ở cấp cao hơn.

8/ Nên nâng cấp phần mềm công nghệ đưa vào quản lý mạng sản xuất kinh doanh tồn Chi nhánh để đảm bảo thơng tin điều hành chỉ đạo cho cán bộ công nhân viên ngân hàng được kịp thời, cụ thể cho từng bộ phận có liên quan. Ví dụ như cần có chương trình tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh giao cho từng phòng như các chỉ tiêu bán lẻ tại phòng QHKHCN của chi nhánh, chỉ tiêu kế họach kinh doanh của hai phòng giao dịch, các chỉ tiêu liên quan đến điều hành lãi suất...

9/ Tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua vai trò của ban giám đốc, quản lý rủi ro, kịp thời phát hiện ra những sai phạm và chấn chỉnh kịp thời trong đơn vị.

3.4.1.7- Tăng cường hoạt động Marketing:

Hầu hết các khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân nên việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm rất quan trọng đối với ngân hàng. Công tác marketing phải đảm nhận được vai trị quảng bá thơng tin tới khách hàng để khách hàng nắm được cách sử dụng và lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng. Vì vậy các giải pháp về marketing có thể là:

1/ Thành lập bộ phận chuyên phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh với mục đích nắm được những thông tin của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời. Đội ngũ làm công tác marketing phải được tuyển chọn và đào tạo chuyên nghiệp, có đủ kỹ năng trong lĩnh vực marketing.

2/ BIDV cần phải xây dựng một kế hoạch marketing thống nhất áp dụng cho các chi nhánh: ví dụ như mẫu tờ rơi dịch vụ, logo, slogan…việc áp dụng thống nhất tạo nên một hình ảnh BIDV trong lịng cơng chúng, gây được ấn tượng nơi khách hàng. Chú trọng xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện BIDV. Chuẩn hố hình ảnh BIDV tại các nơi công cộng. Thống nhất biểu tượng, logo của BIDV trên tờ rơi, pano, văn bản, trụ sở giao dịch, đồng phục nhân viên, bảng tên, quầy máy ATM.... để người dân dễ dàng nhận diện. Xây dựng pano quảng cáo những nơi có đơng người qua lại ....

3/ Tham gia các chương trình văn hố, thể thao, ủng hộ các quỹ từ thiện và các hoạt động nhân đạo tại địa phương để từ đó quảng bá được hình ảnh của BIDV nói chung và hình ảnh chi nhánh nói riêng trong lịng cơng chúng.

4/ Tuyên truyền, vận động mỗi nhân viên ngân hàng phải là một tuyên truyền viên, một nhân viên marketing của ngân hàng.

3.4.1.8- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng:

Hiện nay khơng chỉ có các ngân hàng thương mại cạnh tranh khốc liệt với nhau mà cịn có những cơng ty tài chính, các kênh đầu tư khác rất hấp dẫn các khách hàng, tạo ra rất nhiều cơ hội để khách hàng chọn lựa phục vụ theo nhu cầu của mình, do đó mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với ngân hàng cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Vì vậy cần có chính sách chăm sóc khách hàng để giữ được khách hàng sử dụng

các dịch vụ của ngân hàng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng đó là:

1/ Nghiên cứu, cải tiến chất lượng dịch vụ, chất lượng hoạt động giao dịch đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ.

2/ Học tập và làm đúng theo 10 nguyên tắc giao dịch của BIDV để xây dựng một chuẩn mực giao tiếp với khách hàng, tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng đồng thời nâng cao được nét văn hố riêng có của BIDV. Từ đó, tạo ấn tượng mạnh nơi khách hàng một ngân hàng thương mại có uy tín, có đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ.

3/ Tổ chức tập huấn cơng tác chăm sóc khách hàng cho cán bộ làm công tác ngân hàng, cán bộ ngân hàng luôn hướng tới phương châm “giữ chân khách hàng cũ, thu hút

khách hàng mới, lôi kéo khách hàng đã bỏ đi” đến với ngân hàng. Giáo dục cho nhân

viên giao dịch ngân hàng luôn luôn biết cảm ơn khách hàng vì sự lựa chọn và quan tâm của họ dành cho Chi nhánh Bến Tre, điều này cũng tạo một nét khác biệt so với các ngân hàng khác. Việc chăm sóc khách hàng phải được giao cho từng cán bộ cụ thể đảm trách, đặc biệt quan tâm chăm sóc các khách hàng quan trọng và khách hàng tiềm năng vì đây là nhóm khách hàng mang lại lợi ích nhiều nhất cho ngân hàng.

4/ Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp của khách hàng để hồn thiện trong hoạt động kinh doanh.

3.4.2- Giải pháp vĩ mô:

3.4.2.1- Giải pháp hỗ trợ của BIDV:

Để Chi nhánh Bến Tre có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của BIDV bởi vì có những giải pháp Chi nhánh Bến Tre không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở chính. Những giải pháp hỗ trợ đó là:

Thứ nhất, BIDV cần đưa ra biểu phí dịch vụ hồn chỉnh và có sức cạnh tranh với

các ngân hàng thương mại khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong tồn hệ thống nhằm khơng tạo sự khác biệt trong q trình thu phí của các chi nhánh,

đồng thời có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong quá trình phát triển dịch vụ.

Thứ hai, BIDV cần có kế hoạch xây dựng cơng nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để

phát triển dịch vụ, bởi vì các sản phẩm ngân hàng bán lẻ là những sản phẩm công nghệ cao, nhưng đầu tư công nghệ thường cần nguồn vốn lớn. Hơn nữa công nghệ thông tin cần phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự kết nối hịa mạng trong tồn hệ thống và kết nối với ngân hàng thương mại khác nên cần phải có sự hỗ trợ của BIDV.

Thứ ba, BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ

mang tính chất đặc trựng của ngành. Bản thân mỗi chi nhánh của BIDV không thể tự tạo ra sản phẩm dịch vụ mà phải thực hiện kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mà BIDV đã nghiên cứu và đưa ra khai thác trên thị trường.

Thứ tư, trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, BIDV nên có kế hoạch đào

tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chun nghiệp trong tồn hệ thống vì hiện tại các chi nhánh của BIDV đang thiếu nguồn nhân lực này. Ngồi ra chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với chi nhánh và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại chi nhánh.

Thứ năm, muốn tạo hình ảnh BIDV trong lịng cơng chúng, BIDV cần có chương

trình Marketing áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh như đồng phục công sở, logo, tờ rơi quảng cáo…

Thứ sáu, BIDV cần hỗ trợ về vốn để chi nhánh Bến Tre có thể mở rộng mạng lưới

hoạt động và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bán lẻ.

3.4.2.2- Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước:

Thứ nhất, cần theo dõi sát các diễn biến thị trường trong và ngoài nước để dự

đoán xu hướng phát triển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, từ đó kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường.

Thứ hai, để hạn chế mặt trái của tự do hóa tài chính, Chính phủ cần xây dựng

khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường kiểm soát việc gia nhập và rút khỏi thị trường của nhà đầu tư nước ngoài để tránh những tác động tiêu cực từ q trình tự do hóa tài chính mang lại. Đồng thời khẩn trương ban hành đầy

đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các luật đã ban hành và đã có hiệu lực.

Thứ ba, cần tăng cường quản lý giám sát thị trường tài chính, bảo đảm thị trường

này hoạt động lành mạnh, trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng về việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro và an tồn tài chính, nhất là các cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư để bảo đảm hoạt động lành mạnh, an toàn.

Thứ tư, phối hợp với NHNN, các Bộ, ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước

thường xuyên theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình các thị trường tài chính, chứng khốn, bảo hiểm và thị trường bất động sản để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm cho các thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.

3.4.2.3- Ngân hàng Nhà nước:

Thứ nhất, NHNN cần phải xây dựng mơi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ

thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nước và nước ngoài) phát triển.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN về dịch vụ ngân hàng. Cần điều

hành chính sách tiền tệ vĩ mơ có lộ trình và có cơ chế giám sát nhận định xu hướng của nền kinh tế thị trường tiền tệ trong và ngồi nước để có chính sách điều hành một cách đồng bộ, nhất quán với Chính phủ về lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,... một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế.

Thứ ba, chính sách lãi suất phù hợp đúng đắn. Khi ban hành biểu lãi suất Ngân

hàng Nhà nước phải đảm bảo mức lãi suất tiền gửi thật dương nhằm đem lại lợi ích khơng chỉ cho người gửi và người nhận với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà cịn tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo đúng định hướng đề ra.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần “quy hoạch” hệ thống ngân hàng theo hướng

chính sách khuyến mãi mà các NHTM áp dụng trong nghiệp vụ huy động vốn và có biện pháp mạnh tránh tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn khơng lành mạnh. Có biện pháp cơ cấu lại nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng theo hướng tăng tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn để các NHTM phát triển vững chắc và hiệu quả.

Thứ năm, NHNN cần phối hợp với các Bộ, cơ quan thường xuyên theo dõi, tăng

cường kiểm tra, quản lý giám sát tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vàng để có các biệp pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời hạn chế ảnh hưởng của các kênh đầu tư khác đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Đồng thời NHNN cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng để các ngành, các doanh nghiệp, và mọi người dân biết, cùng chia sẻ và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Thứ sáu, các thông tin do trung tâm CIC cung cấp cần nâng cao chất lượng và cập

nhật thơng tin chính xác, kịp thời để các tổ chức tín dụng khai thác có hiệu quả.

3.4.2.4 - Hiệp hội ngân hàng:

- Hiệp hội ngân hàng cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp liên kết các NHTM để tăng cường hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM và là cầu nối giữa các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)