Nét đặc sắc, độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 33 - 38)

œ Địa hình

Tây Ninh thuộc miền Đơng Nam Bộ, là miền chuyển tiếp giữa vùng

đồng bằng thấp tích tụ phía Tây Nam và vùng đồng bằng cao lên vùng đồi

núi thấp ở Đơng Bắc. Địa hình Tây Ninh nghiêng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, với hai đặc trưng khác biệt:

bình 3-5m.

- Phía Bắc với địa hình đồi núi dốc, độ cao trung bình từ 10m-15m.

Đặc biệt, cách thị xã Tây Ninh gần 10km có núi Bà Đen cao 986m là

ngọn núi duy nhất nằm trong địa bàn tỉnh. Địa hình núi, nhất là núi Bà

Đen là dạng địa hình có giá trị du lịch ở Tây Ninh. (Hình II.1 phụ lục) núi

Bà Đen được cấu tạo bởi đá granit, granodiorit… nên đỉnh khá nhọn và

sườn tương đối dốc. Quần thể núi Bà Đen là sự kết hợp giữa thiên nhiên

và văn hóa lịch sử, cách Thị xã Tây Ninh chừng 10km. Trên diện tích

24km2 có ba ngọn núi: núi Bà Đen (còn gọi là Vân Sơn) cao 986m và đây

cũng là ngọn núi cao nhất Nam Bộ, núi Heo cao 335m và núi Phụng (còn gọi là Ma Thiên Lãnh) cao 600m, tạo nên thung lũng với tên gọi Ma Thiên Lãnh, đây là khu vực có mơi trường trong lành, khí hậu mát mẽ,

cảnh quan đẹp là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch

nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch mạo hiểm… Núi Bà Đen với những di tích

chùa chiềng, lễ hội đầu năm âm lịch, các hang động hiện có, cùng hệ

thống cáp treo và máng trượt đã thu hút hàng năm trên 1,8 triệu du khách trong cũng như ngoài nước đến tham quan, chiếm tỷ lệ hơn 90% số lượng du khách của tỉnh.

œ Khí hậu

Tây Ninh thuộc đới gió mùa xích đạo. Khí hậu Tây Ninh tương đối

ơn hịa, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng

12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những

yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Tây Ninh là

bình trong năm vào khoảng 70-80%, Tây Ninh có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Tuy nhiên, những khó khăn chủ yếu phân hóa mùa khơ, mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết thất thường khác.

œ Thủy văn

- Nước trên mặt:

y Sơng ngịi: Tây Ninh có lượng mưa khá lớn với lượng nước dồi

dào. Đây chính là nguồn nước cung cấp cho các sông suối trong tỉnh.

Tổng chiều dài kênh rạch trên địa bàn tỉnh 617 km, Tây Ninh có mật độ

mạng lưới sơng ngịi vào loại thấp so với nhiều nơi khác (trung bình là 0,11 km/km2).

Hai sông lớn: Sông Sài Gịn và Sơng Vàm Cỏ Đông.

- Sông Vàm Cỏ Đông: Bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Công pông

Chàm (Campuchia) ở trên đồi cao 150m, chảy theo hướng Tây Bắc –

Đông Nam. Sơng Vàm Cỏ có chiều dài 220 km trong đó có 154 km chảy

qua lãnh thổ của Tây Ninh, đi qua các huyện Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng. Các phụ lưu chính của sông gồm: rạch Bến

Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng. Diện tích lưu vực của sơng 8500

km2.

Sơng Vàm Cỏ Đơng là dịng sơng lớn trong khu vực Đông Nam Bộ, với lịng sơng rộng, lưu vực hai bên bờ sông khá bằng phẳng là điều kiện xây dựng mơ hình các trang trại miệt vườn, phục vụ nhu cầu du lịch sinh

thái cuối tuần như: ẩm thực sông nước, câu cá thư giản,… của khách du

lịch cuối tuần từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận khu vực và nội tỉnh của Tây Ninh. Đồng thời hình thành một tour du lịch sơng nước hấp dẫn góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Tây Ninh.

y Hồ Dầu Tiếng:

Ở thượng lưu sơng Sài Gịn hình thành một hồ nhân tạo do con

người ngăn sơng tích nước làm thủy lợi đó là Hồ Dầu Tiếng. Đây là cơng trình thủy lợi lớn nhất nước ta, được xây dựng từ năm 1980, ở thượng lưu sơng Sài Gịn thuộc địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Với diện tích mặt nước 27.000 ha (3/4 diện tích hồ thuộc địa bàn

Tây Ninh), với dung lượng 1,5 tỷ m3 nước, và là nguồn cung cấp nước

tưới cho trên 170.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh và Củ Chi,

đây cũng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. (Hình II. 2 phụ

lục)

Đây là nơi thuận lợi phát triển thành khu du lịch sinh thái, nghỉ

dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, các môn thể thao trên nước…

y Nước ngầm:

Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp

trên địa bàn tỉnh. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được

50.000 – 100.000m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm,

chất lượng nước tốt, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp,

cơng nghiệp, nhìn chung, nguồn nước ngầm ở Tây Ninh tương đối phong phú.

œ Tài nguyên sinh vật.

y Rừng: Rừng ở Tây Ninh có vị trí vơ cùng quan trọng và chức

năng chủ yếu là phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới, rừng cảnh quan mơi trường, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên. Những loại rừng

này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp,

diện tích tự nhiên (403.545 ha). Rừng Tây Ninh mang nhiều đặc tính của

rừng nhiệt đới miền Đơng Nam Bộ, với nhiều bộ thực vật đa dạng, nhiều

chủng loại. Trong đó, đặc biệt Vườn Quốc gia Lị Gị - Xa Mát thuộc

huyện Tân Biên, được thành lập theo quyết định số 91/2002/QĐ-TTg

ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc trưng cảnh quan nổi bật của Vườn Quốc gia Lị Gị – Xa Mát

mang tính đặc trưng của các sinh cảnh chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và

đồng bằng sơng Cửu Long. Ở nơi đây có quần thể cây Cọ dầu đặc trưng

của miền Đông Nam Bộ, rừng khộp của Tây Nguyên, quần thể tràm và

sinh cảnh ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long; là nơi cư trú của hơn 130 loài chim nước, tiêu biểu là lồi Cị Quắm cánh xanh, Cò Quắm

lớn… Đặc biệt có 6 lồi chim q hiếm được ghi vào sách Đỏ của Việt

Nam (Hình II.3 phụ lục). Ngồi ra cịn có những loại thân gỗ quý hiếm như: trai, giáng hương, cẩm lai, căm xe, xoay… hiện nay Tây Ninh đang tiến hành qui hoạch để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài các điểm du lịch chủ yếu trên, tiềm năng du lịch Tây Ninh còn rất lớn chưa được khai thác như: Các tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Trảng Bàng, du lịch sinh thái tại khu vực Mộc Bài…

y Động vật:

Giới động vật hoang dã trước đây ở Tây Ninh vô cùng phong phú

như: nai, mễn, chồn, cheo, thỏ, heo rừng, gấu, cọp, trâu rừng, bò rừng, khỉ… Nhưng trong những năm chiến tranh kéo dài và đã bị tàn phá do

bom đạn, mìn, chất độc hóa học, cộng với sự khai thác một cách bừa bãi

vô ý thức của con người, nên nhiều lồi thú lớn khơng cịn, chỉ cịn vài loại thông thường như chuột, dơi, rắn và các lồi bị sát. Tính đa dạng

con người. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng kể, với nhiều nguồn gien động, thực vật đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)