Những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với phát triển sản phẩm du lịch Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 54 - 56)

113 102 168 164 170 175 150 Số lượng lao động trực tiếp

2.3 Những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với phát triển sản phẩm du lịch Tây Ninh

phát triển sản phẩm du lịch Tây Ninh

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế, bên cạnh những yếu tố mới tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng, nhưng vẫn cịn khơng ít khó khăn, thách thức. Do vậy cần phải nhìn nhận những mặt thuận lợi, tích cực để phát huy; đồng thời thấy rõ những khó khăn, thách thức cần vượt qua.

2.3.1 Thuận lợi

+ Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành đã có sự tăng trưởng và phát triển; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng thuận lợi, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng trong tỉnh.

+ Việc triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết

Đại hội XI của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết IX Đảng bộ

Tỉnh sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, tạo thêm động lực để huy động nội lực và sử dụng hiệu quả ngoại lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tây Ninh với tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) khá phong

phú tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Thêm vào đó,

ngành du lịch đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. + Vị trí địa lý thuận lợi là một thế quan trọng, nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây, là thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường xun Á đi qua, có đường biên giới với Campuchia dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế, tạo điều kiện mở rộng thị trường và hợp tác quốc

tế. Tây Ninh ở vùng năng động nhất Việt Nam hiện nay, gần Thành phố

Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những thị trường thuận lợi phát triển du lịch có nhiều

thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hoá, cơng nghệ, lao

động…

2.3.2 Khó khăn

+ Nền kinh tế tuy đã đạt được sự phát triển đáng kể, nhưng hiện

nay cịn ở trình độ thấp, mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư, sự phát triển kinh tế chưa cân đối với tiềm năng.

+ Hệ thống hạ tầng của tỉnh còn kém phát triển, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với những hạn chế về tiềm năng

phát triển trong khi đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao

tiềm lực và đời sống nhân dân. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, trong khi áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực này ngày càng

gia tăng và trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh

tế tỉnh.

+ Những khó khăn cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Tây Ninh là chậm được khắc phục, kinh tế chưa phát triển mạnh, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, qui mơ sản xuất cịn nhỏ, thiếu cán bộ chun mơn giỏi, thiếu nguồn lao động có tay nghề cao, sức cạnh tranh trong từng ngành, từng sản phẩm và trong toàn bộ nền kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa được hoàn chỉnh.

+ Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở Tây Ninh chưa cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cịn nhiều hạn chế chưa được đầu tư thích đáng và hợp lý.

+ Cơ sở lưu trú và các dịch vụ phục vụ với trang thiết bị phần lớn không được hiện đại, nhất là chất lượng không cao.

+ Lãnh đạo và nhân viên ngành du lịch chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhằm phát triển du lịch năng động hơn, mạnh mẽ hơn để thu hút đuợc

nhiều du khách.

+ Vấn đề quảng bá hình ảnh của du lịch trên các phương tiện đại

chúng và nhất là giá cả của các dịch vụ phục vụ ở các khu du lịch trên địa bàn chưa tốt.

+ Hoạt động du lịch ở Tây Ninh còn đơn điệu và chỉ diễn ra theo

mùa chưa gây được sự chú ý của các công ty du lịch lữ hành, cũng như du khách trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)