Kinh nghiệm của Citibank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 28)

1.5 Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài và bài học cho các ngân hàng

1.5.1 Kinh nghiệm của Citibank

Citibank of New York được thành lập vào năm 1812 tại United States, với hơn nửa vốn thuộc về tập đồn tài chính Citicorp, có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước. Sau đó vào năm 1902, Citibank US tiến hành hoạt động tại châu Á với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Năm 1977, Citibank bắt đầu hoạt động ở Australia và trở thành một trong những ngân hàng quốc tế dẫn đầu tại Australia với hơn 10 tỷ đồng sở hữu và 1.500 nhân công.

Tại thị trường Australia nhờ vào các kế hoạch đa dạng những sản phẩm tốt và số lượng khách hàng đông làm cho Citibank trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Australia hiện nay, do chách tiếp cận của Citibank với hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ và tập đồn ln khác biệt với các đối thủ cạnh tranh,

Citibank luôn chú trọng đến đào tạo nhân viên và người quản lý, đảm bảo rằng họ luôn tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, 2 hình thức hoạt động kinh doanh đơn lẻ và tập đoàn đã đem lại cho Citibank mức tăng trưởng cao với các sản phẩm và dịch vụ đầy tính sáng tạo. Tính sáng tạo thể hiện trong các sản phẩm dịch vụ của Citibank như là ngân hàng duy nhất tại Australia có đưa ra sự bảo mật về những bức ảnh trong thẻ tín dụng, hay Citibank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Australia có dịch vụ ngân hàng qua telephone 24/24h, 7 ngày trong tuần. Dịch vụ Foreign Exchange Bank ln đứng đầu trong vịng 20 năm nay nhờ vào khả năng giải quyết nhanh chóng khi đưa ra những tỷ giá cụ thể, hợp lý cho mỗi khách hàng giúp cho Citibank trở thành ngân hàng dẫn đầu trong thị trường tài chính đối với cả Foreign Exchange và Interest rates. Các thành tựu trên giúp Citibank trong nhiều năm hoạt động trên thị trường Australia được hai tạp chí Euromoney và Australia Banking & Finance magazine đánh giá là Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Australia.

Ngoài những thành tựu đạt được ở thị trường Australia, tại các thị trường khác, năng lực cạnh tranh của Citibank cũng vượt trội hơn các ngân hàng khác nhờ vào những đặc tính độc đáo trong mỗi sản phẩm dịch vụ:

- Citibank’s Global Consumer Bank cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân hồn thiện, gồm có thế chấp tài chính cá nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản gửi và đầu tư, Visa TravelMoney và đầu tư ngân hàng quốc tế. Bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý được cung cấp thông qua công ty con của Citibank, Citicorp Life. Citibank’s Mortgage Power, hình thức vay tín dụng tuần hồn đầu tiên giúp cho khách hàng có thể tăng lợi nhuận. Sản phẩm thẻ tín dụng của Citibank có Silver và Gold Visa hay Mastercards thông qua các thẻ như Golf Link Mastercard và the Football Visa Card, the Football Card là loại thẻ tín dụng đầu tiên của Australia với chương trình giải thưởng bóng đá đặc biệt và được Carlton, Collingwood Geelong và câu lạc bộ St Kilda chấp nhận như loại thẻ tín dụng chính thức của họ, the Link Golf Card được thiết kế cho các tay chơi golf và trở thành loại thẻ chính thức của The Australia Golf link.

- Citibank’s Global Corporate Banking đáp ứng nhu cầu tài chính tồn diện của các tập đồn chính, các cơng ty đa quốc gia, các học viện tài chính và các tổ chức cảu chính phủ. The Corporate Bank bao gồm các dịch vụ giao dịch ngân hàng, quản lý đầu tư, vay vốn đầu tư, sản phẩm xây dựng và tổ chức cho vay.

- Các sản phẩm mới Citibank cũng rất độc đáo như: Business Power hai trong một cung cấp khả năng linh hoạt cho phép kết nối tài chính cá nhân và tài chính kinh doanh cho những nhà quản lý kinh doanh nhỏ và tư nhân. Năm 1998, Citibank cho ra mắt Mortgage Minister Credit Card đầu tiên liên kết với Citibank Homecredit, một loại thẻ cho phép khách hàng trả tiền thuê nhà trước 17 năm, và thẻ Mortgage Plans thẻ tín dụng tuần hồn cho những đồ thế chấp.

Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm mang tính tiện ích, độc đáo, Citibank cũng khơng ngừng nghiên cứu hồn thiện, nâng cấp các dịch vụ hiện có, như Citibank đã thực hiện nâng cấp chương trình Credit Card Reward bằng việc liên kết với một hãng hàng không hàng đầu của Australia để cung cấp bảo hiểm du lịch rủi ro cho những điểm bay thường xuyên kết hợp với những phần thưởng nhỏ cho khách hàng khi tham gia chương trình Credit Card Rewards.

Để quảng bá thương hiệu, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, Citibank ngoài việc khoogn ngừng nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ mà cịn tích cực tham gia các hoạt động tài trợ xã hội như làm nhà tài trợ 3 năm liên tiếp cho đội The New South Wales Rugby và The Waratahs. Năm 1998, Citibank là nhà tài trợ cho tua diễn của Elton John, chấp nhận cho 10 bệnh nhân trẻ ốm nặng ở Australia tham gia buổi hòa nhạc của Elton John và Billy Joel. Cũng trong năm 1998, Citibank đã kêu gọi hơn 100 nhân viên dành kỳ nghỉ của mình để đưa 300 học sinh tới công viên thú Taroga, sau đó vào năm 1999, Citibank là nhà tài trợ cho The Western Subburbs Branch of Learning Links, một tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em gặp khó khăn trong học tập.

Nhìn chung Citibank thành cơng trong việc tạo lập tính tồn cầu của mình với các dịch vụ cho khách hàng trên 100 nước. Citibank luôn cung cấp cho khách hàng

những dịch vụ tuyệt vời nhất, luôn tập trung tới những sản phẩm mơi dựa trên sự hiểu biết và nắm rõ nhu cầu của khách hàng, các sản phẩm của Citibank ln có được những chức năng vượt xa so với các mục đích được làm ra. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, Citibank tạo nên sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc tạo ra sự tin tưởng của khách hàng với các dịch vụ của Citibank, nhanh chóng chiếm thị phần hoạt động tại hầu hết các nước trên thế giới.

1.5.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải (HSBC)

Tập đồn HSBC là một trong những dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đơng và Châu Phi. Với trụ sở chính ở London, HSBC có trên 9.500 văn phịng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với khẩu hiệu “ Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, HSBC đã liên kết chặt chẽ với từng địa phương để nắm bắt sâu sắc những nhu cầu của khách hàng và sử dụng hiệu quả những giá trị đó trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, mỗi sản phẩm, dịch vụ của HSBC đều hướng đến những mối quan tâm, những mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng trên tồn cầu.

Bước đầu tạo nên sự thành cơng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của HSBC chính là thị trường của các nước phát triển, sau 7 năm tập trung đầu tư vào nền kinh tế phát triển HSBC đã đủ sức cạnh tranh với đối thủ số một của mình là tập đồn tài chính Citigroup để trở thành tập đồn giàu mạnh nhất thế giới tại Hàn Quốc, Brazil, và hiện nay HSBC đang thực hiện chiến lược bành trướng các hoạt động của mình sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Irad..., trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam sẽ là những thị trường có tiềm năng lớn nhất để HSBC thực hiện chiến lược bành trướng, ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh với các ngân hàng mạnh khác trên thế giới.

Để thực hiện chiến lược trên, HSBC tập trung phát triển mạng lưới chi nhánh, gia tăng tính năng độc đáo của các sản phẩm, dịch vụ và tăng cường tính liên minh liên kết với các ngân hàng nội địa, các tập đồn tài chính. Những kết quả đạt được

trong chiến lược tăng sức cạnh tranh tại thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam góp phần cho HSBC ngày càng trở thành một trong những ngân hàng mạnh nhất thế giới:

- Tại thị trường Trung Quốc: Từ năm 2001 đến năm 2005, HSBC đã đầu tư hơn 4 tỷ USD để mua cổ phần ở các cơ quan tài chính trong nước, gồm khoảng 20% của ngân hàng Truyền Thông, ngân hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc và cơng ty bảo hiểm Bình An, cơng ty bảo hiểm lớn thứ 2 của Trung Quốc. Điều này giúp cho lợi nhuận của HSBC trong năm 2005 tăng gấp 6 lần so với năm 2004. Mạng lưới giao dịch của HSBC cũng được trải rộng chằng chịt khắp các tỉnh của Trung Quốc, tính đến hết năm 2009, HSBC có 88 đại lý tại nước này.

- Tại thị trường Ấn Độ: HSBC góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành ngân hàng Ấn Độ, đặt máy ATM đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 1987. Năm 1985 HSBC trở thành ngân hàng đầu tiên tin học hóa trong tất cả các hoạt động. Năm 1989, HSBC là ngân hàng đầu tiên có sự kết nối trong cùng một chi nhánh và trong cùng một thành phố. Đến năm 1994, trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ đăng nhập tài khoản trực tuyến. Năm 1995, trở thành ngân hàng đầu tiên giới thiệu các điểm giao dịch bằng máy ATM.

Ngồi ra, một trong những thành cơng HSBC đạt được tại thị trường Ấn Độ góp phần vào sự lớn mạnh của HSBC chính là dịch vụ cung cấp cho các nhu cầu quản lý tài sản cho cộng đồng những người vô gia cư tại Ấn Độ, HSBC đã thiết lập một cơ sở với hơn 85.000 tài khoản cho những người vô gia cư, đẩy mạnh sự hiện diện thương hiệu HSBC trên toàn thế giới. Năm 2003, HSBC tấn công vào thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đầy 3 năm với sự hiểu biết từng cá thể, HSBC đã chiếm được lịng tin và có được những giá trị cao từ hơn 33.000 tài khoản doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài việc phát triển thị phần giao dịch, để tăng khả năng cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu, HSBC đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ cộng đồng tại Ấn Độ như tham gia vào các hoạt động rộng khắp của Corporate

Sustainability tập trung quanh vấn đề giáo dục và môi trường, ủng hộ sự nghiệp giáo dục cho các trẻ em nghèo và bị kỳ thị, và tham gia vào công tác bảo vệ thiên nhiên và các dự án môi trường tại Ấn Độ.

- Tại thị trường Việt Nam: tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của HSBC được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. Năm 2005 được xem là năm HSBC thực hiện thành công chiến lược bành trướng hoạt động tại thị trường Việt Nam, sự kiện đầu tiên đó là việc tiếp tục gia tăng địa điểm giao dịch tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Cần Thơ, sau đó HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được phép kinh doanh tiền gửi ngoại tệ lãi suất cao và chứng chỉ tiền gửi Đôla Mỹ và thực hiện mua 10% cỏ phần của NHTMCP Kỹ Thương, một trong những NHTMCP có thị phần hoạt động lớn nhất tại Việt Nam.

Đến năm 2007, HSBC tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam bằng cách tăng sở hữu cổ phần của NHTMCP Kỹ Thương lên 20% và thực hiện mua 10% cổ phần của tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước và trở thành đối tác nước ngoài duy nhất của Bảo Việt.

Năm 2009, để đẩy mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược giữa HSBC và tập đoàn Bảo Việt, đồng thời phù hợp với chiến lược tập trung vào các thị trường có mức tăng trưởng nhanh và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, bảo vệ tài sản của các khách hàng của HSBC, HSBC đã nâng tổng số cổ phần sở hữu của tập đoàn Bảo Việt lên 18%.

Trong năm 2010, mặc dù thị trường ngân hàng Việt Nam có nhiều thách thức, nhưng HSBC vẫn nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nội tại và thông qua hợp tác chiến lược để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, điển hình là việc tiếp tục khai trương thêm 2 chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ và Đà Nẵng và thực hiện giới thiệu gói dịch vụ HSBC Premier, gói dịch vụ cao cấp với

nhiều tiện ích và hỗ trợ từ phía ngân hàng giải quyết các nhu cầu về giao dịch tài chính dành cho khách hàng cá nhân.

Như vậy, những chiến lược HSBC đặt ra và tập trung thực hiện theo đã đem lại thương hiệu cho HSBC, thành công lớn nhất mà HSBC đạt được là trở thành một trong những ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho hầu hết các nước trên thế giới.

1.5.3 Bài học về tăng cƣờng cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam

Bài học rút ra từ một trong số những ngân hàng nước ngoài mạnh trên thế giới như Citibank và HSBC chính là khơng ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với thương hiệu dựa trên sự khảo sát không ngừng nhu cầu của khách hàng tại từng thị trường mà họ hướng đến, nhanh chóng mở rộng mạng lưới giao dịch ở các nước trên thế giới, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hơn tập đoàn, và đặc biệt họ chú trọng đến việc phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, xã hội trong nước và ngoài nước.

Ngược lại với các ngân hàng nước ngồi , ngân hàng Việt Nam có lợi thế trong việc nắm bắt thị hiếu của người dân nhưng lại chậm trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ độc đáo mang tính cạnh tranh hơn các sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài, thiếu năng lực trong việc đẩy mạnh hoạt động tại thị trường thế giới, và chưa chú trọng đến phát triển thương hiệu như các ngân hàng nước ngoài.

Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp đó là năng lực tài chính yếu kém dẫn đến các ngân hàng Việt Nam không đủ năng lực cải thiện hoạt động kinh doanh so với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam chậm trong việc mở cửa tự do làm hạn chế các mối quan hệ hợp tác quốc tế, các ngân hàng Việt Nam khơng có cơ hội tiếp xúc với thị trường nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại thị trường các nước trên thế giới.

Việt Nam cần thực hiện ngay các nhiệm vụ chính sau:

- Nhanh chóng thực hiện các biện pháp gia tăng năng lực tài chính để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thế giới.

- Cải thiện các sản phẩm dịch vụ theo hướng gia tăng các tính năng độc đáo nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Gia tăng khả năng nắm bắt xu hướng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng không những chỉ là của những khách hàng trong nước mà còn của những khách hàng nước ngồi, từ đó có những kế hoạch hồn thiện, nâng cao tính năng của các sản phẩm dịch vụ phù hợp

- Tìm hiểu thị trường quốc tế để làm nền tảng cho kế hoạch phát triển thị phần ra khu vực ngồi lãnh thổ Việt Nam.

- Tìm hiểu, phân tích chiến lược kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài, làm cơ sở để cải tiến các chiến lược kinh doanh phù hợp, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Chú trọng nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên và cấp quản lý để họ nắm vững quy trình nghiệp vụ, từ đó xử lý tình huống một cách chun nghiệp tạo sự tín nhiệm từ phía khách hàng, đảm bảo phục vụ khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)