NHTM trên địa bàn TP .HCM
3.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.2.1.1. Triển khai thận trọng việc tái cấu trúc hệ thống NHTM và xử lý nợ xấu:
Với việc ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, Chính phủ đã vạch ra những định hướng và giải pháp tổng thể để NHNN triển khai và chỉ đạo các NHTM thực hiện.
- Về tái cấu trúc hệ thống NHTM, trong thời gian qua, NHNN đã và đang
triển khai tái cấu trúc đối với các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Được sự hỗ trợ về mặt pháp lý, các NHTM trên địa bàn TP.HCM đã chủ động xây dựng và đề ra nhiều giải pháp nhằm tái cơ cấu toàn diện hoạt động của ngân hàng.
+ Đối với các NHTM có quy mơ nhỏ: Chủ động hợp nhất với nhau thành NHTM có quy mơ lớn nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành; năng lực tài chính và năng lực quản trị rủi ro để thích ứng với bối cảnh nền kinh tế ngày càng có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Điển hình có thể kể đến sự hợp nhất của 3 NHTM Sài Gịn, Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa thành NHTM Sài Gòn vào cuối năm 2011; với sự hợp nhất này, khả năng tài chính và thanh khoản của ngân hàng sau hợp nhất đã có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng tạo dựng được lòng tin nơi người gửi tiền.
+ Đối với các NHTM có quy mơ trung bình và lớn: Chủ động thực hiện tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của ngân hàng; tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ các khoản cấp tín dụng; tích cực đơn đốc và thu hồi nợ xấu; cơ cấu lại các danh mục đầu tư; chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại; sắp xếp và tinh gọn hệ thống mạng lưới, kênh phân phối, bộ máy nhân sự tránh hoạt động trùng lắp, chồng chéo hoặc kém hiệu quả; sử dụng có hiệu quả các tài sản có
- Về xử lý nợ xấu, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-
NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xử lý nợ xấu, hỗ trợ cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
Có thể nói, quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và xử lý nợ xấu hiện nay được xem là vấn đề then chốt nhằm giải quyết dứt điểm nợ xấu và ổn định thanh khoản cho các ngân hàng, khơi thông được nguồn vốn và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, q trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và xử lý nợ xấu cần phải được triển khai một cách thận trọng theo lộ trình từng bước, khơng chủ quan và nóng vội có thể dẫn đến những “cú sốc” đối với hoạt động của các NHTM, nhất là các “cú sốc” về thanh khoản.
3.2.1.2. Tiếp tục tăng cường cơng tác giám sát thị trường tiền tệ:
Có thể nói, NHNN giữ một vai trị vơ cùng quan trọng và là “cứu cánh” cho các ngân hàng có thiếu hụt thanh khoản tạm thời qua việc tái cấp vốn như: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, chiết khấu GTCG hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Với những diễn biến kinh tế vĩ mô ngày càng phức tạp và khó lường, trong thời gian tới, NHNN cần chủ động và tăng cường công tác giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động của các NHTM nhằm đảm bảo hỗ trợ kịp thời khi có thiếu hụt về thanh khoản hoặc phát hiện kịp thời và có cảnh báo đến các NHTM về tình hình sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả, vượt quá ngưỡng an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản.
3.2.1.3. Xây dựng khung hành lang pháp lý về QLRR thanh khoản:
Hiện tại, khung hành lang pháp lý về QLRR thanh khoản cịn tương đối ít, chưa nhiều và chưa phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động ngày càng lớn của các NHTM.
Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLRR thanh khoản do NHNN quy định đang còn hiệu lực áp dụng như: Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả và giới hạn góp vốn, mua cổ phần); thơng tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD.
Năm 2011, NHNN cũng đã xây dựng và đang thu thập ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thơng tư quy định về yêu cầu đối với hệ thống QLRR trong hoạt động ngân hàng. Theo quy định tại dự thảo, các TCTD phải có các chính sách và quy trình QLRR nhưng khơng giới hạn đối với 4 loại rủi ro: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động; định kỳ tối thiểu hàng quý, TCTD phải đánh giá mức độ đầy đủ của khả năng chịu đựng rủi ro; đồng thời phải có phương pháp xác định, thiết lập các giới hạn rủi ro cho các hoạt động kinh doanh và tổng giới hạn rủi ro chung của TCTD phải phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của TCTD. Tuy nhiên, dự thảo khơng có một chương quy định riêng biệt về QLRR thanh khoản mà chỉ quy định về QLRR tín dụng (tồn bộ chương II của dự thảo) và QLRR thị trường (toàn bộ chương III của dự thảo).
Với khung hành lang pháp lý như trên thì vẫn chưa đủ để đảm bảo cho cơng tác QLRR thanh khoản của các ngân hàng thực sự hoạt động có hiệu quả. Do đó, NHNN cần xây dựng thêm nhiều khung hành lang pháp lý về QLRR thanh khoản, góp phần đảm bảo cho cơng tác QLRR thanh khoản tại các NHTM có hiệu quả hơn; chẳng hạn, ban hành quy định mới về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo hướng an toàn hơn, tiếp cận đầy đủ các chuẩn mực tại Basel II, III của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng; ban hành quy định riêng biệt về yêu cầu đối với hệ thống QLRR thanh khoản trong hoạt động ngân hàng; ban hành quy định về các chỉ số thanh khoản (H1-H10) và giới hạn cho phép trong hoạt động ngân hàng; …