NHTM trên địa bàn TP .HCM
3.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại
3.2.2.7. Đảm bảo duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức
Nhìn vào các chỉ số thanh khoản (H1-H10), chúng ta đã thấy được phần nào về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM. Do vậy, việc đảm bảo duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM, kịp thời kiểm sốt và có biện pháp tài trợ khi có phát sinh rủi ro về thanh khoản. Có nhiều giải pháp để đảm bảo duy trì và kiểm sốt các chỉ số thanh khoản (H1-H10) một cách có hiệu quả như:
- Giao cho một bộ phận, phịng ban có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ hàng tháng, hoặc thậm chí báo cáo định kỳ theo ngày về các chỉ số thanh khoản (H1-H10) và có các kiến nghị, đề xuất liên quan.
- Do số liệu để tính tốn các chỉ số thanh khoản (H1-H10) được lấy từ cân đối kế toán/ báo cáo tài chính của ngân hàng nên có thể giao cho bộ phận công nghệ thông tin thiết lập công thức và mẫu biểu báo cáo để hệ thống tự động trích lọc số liệu và tính tốn các chỉ số (H1-H10) thơng qua hệ thống dữ liệu của ngân hàng; điều này góp phần đảm bảo tính kịp thời trong việc theo dõi, kiểm soát các chỉ số thanh khoản (H1-H10).
- Đối với các biến số để tính tốn các chỉ số thanh khoản (H1-H10) như: Vốn tự có, tổng tài sản Có, dư nợ cho vay, tổng nguồn vốn huy động, … để tác động và
điều chỉnh các biến số này, nhằm đảm bảo các chỉ số (H1-H10) có tính thanh khoản cao, cần phải có sự quan tâm của Ban quản trị và Ban điều hành của ngân hàng, chỉ đạo kịp thời các bộ phận nghiệp vụ, phòng ban thực hiện và đảm bảo cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức chấp nhận được.
- Cần thiết lập một giới hạn an toàn cho từng chỉ số thanh khoản (H1-H10), có cảnh báo kịp thời khi các chỉ số thanh khoản này vượt quá giới hạn an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản. Tùy vào quy mô và hoạt động của từng ngân hàng mà thiết lập một giới hạn an toàn riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các chỉ số thanh khoản của ngân hàng mình phù hợp với các chỉ số thanh khoản trung bình của ngành ngân hàng.
- Ngồi việc theo dõi, kiểm sốt và duy trì các chỉ số thanh khoản từ H1- H10, các NHTM có thể bổ sung thêm các chỉ số thanh khoản khác để theo dõi nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị đối với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
3.2.2.8. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro:
Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của TCTD, nhất là các hoạt động gắn liền với cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Vì vậy, các TCTD cần hoàn thiện và phát triển hệ thống KSNB phù hợp với quy định mới của NHNN về hệ thống KSNB tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011; đảm bảo hệ thống KSNB của TCTD hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý được rủi ro.
Song song với việc hoàn thiện hệ thống KSNB, TCTD cũng cần phải thiết lập một hệ thống QLRR lành mạnh, phù hợp với điều kiện riêng biệt và mức độ phức tạp trong hoạt động của mình. Một hệ thống QLRR lành mạnh tối thiểu phải bảo đảm các yếu tố như: Có sự giám sát và quản lý tích cực của HĐQT và Ban điều
hành; ban hành, triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình QLRR, các giới hạn rủi ro; và thiết lập hệ thống thông tin quản lý phù hợp. Hoạt động của hệ thống QLRR phải có khả năng nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động của TCTD. Các chính sách và quy trình QLRR của TCTD phải gắn liền với 4 loại rủi ro trọng yếu gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động; đảm bảo TCTD có thể bù đắp tại mọi thời điểm tất cả các rủi ro trọng yếu và những tổn thất tiềm ẩn mà TCTD chấp nhận. Quan trọng nhất của hệ thống QLRR vẫn là phải xây dựng được kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp về thanh khoản, đảm bảo xử lý kịp thời khi có xảy ra thiếu hụt về thanh khoản. Kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp về thanh khoản phải đặt ra được các tình huống về thanh khoản khẩn cấp và có phương án, quy trình giải quyết đối với với các tình huống đó. Các tình huống đó có thể là: Tình huống về những thông tin thất thiệt dẫn đến sự cố rút tiền hàng loạt xảy ra tại ngân hàng mình; tình huống một vài TCTD khác lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản hoặc mất khả năng thanh khoản; các tình huống thanh khoản khác khi có những biến động về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, bất động sản, nợ xấu; ...
Kết luận Chương 3: Từ những mặt yếu kém cần khắc phục trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM (đã trình bày trong Chương 2), luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tổng thể đối với NHNN và một số giải pháp cụ thể đối với bản thân các NHTM nhằm giúp các NHTM khắc phục được những mặt yếu kém và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị đối với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết đã học được trong chương trình đào t ạo bậc cao học – Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tế, luận văn đã đạt được những nội dung sau:
Thứ nhất, tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về đo lường rủi ro thanh
khoản tại ngân hàng thương mại.
Thứ hai, tập trung đo lường rủi ro thanh khoản tại các NHTM trên địa bàn
TP.HCM, đánh giá những mặt đã đạt được và những mặt yếu kém cần khắc phục trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2007 - 2012.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM.
Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn đầy tâm huyết của PGS.TS. Lê Khương Ninh. Mặc dù đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu và vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong Q Thầy/ Cơ trong Hội đồng và PGS.TS Lê Khương Ninh cảm thơng và góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Báo cáo thanh
khoản. Tháng 12 năm 2011.
2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Báo cáo thanh
khoản. Tháng 12 năm 2012.
3. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Tài
chính.
4. Nguyễn Văn Tiến, 2009.Ngân hàng thương mại.Hà Nội: Nxb Thống kê.
5. Phan Thị Cúc, 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Giao thông
vận tải.
6. Tiểu ban Quản lý rủi ro của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, 2000.Thông lệ
tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Hà Nội: Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Trần Huy Hoàng, 2010.Quản trị ngân hàng.Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
8. Benton E.Gup and James W.Kolari, 2005. Commercial banking – The
management of risks.The United States of America: John Wiley & Son, Inc.
Danh mục tài liệu trên internet
9. 14 NHTM có Hội sở trên địa bàn TP.HCM, 2007 - 2012. Bản cáo bạch, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên năm 2007 - 2012.
<http://www.sacombank.com.vn/>.<http://www.eximbank.com.vn/>.
<http://www.acb.com.vn/>.<http://www.dongabank.com.vn/>.
<https://www.hdbank.com.vn/>.<http://www.southernbank.com.vn/>.
<http://www.saigonbank.com.vn/>.<http://www.vietabank.com.vn/>.
<http://www.navibank.com.vn/>.<http://www.abbank.vn/>.
<http://www.vietcapitalbank.com.vn/>.<http://www.scb.com.vn/>.
[Ngày truy cập: 16 tháng 7 năm 2013].
10.Basel Committee on Banking Supervision, 2013. Basel III phase-in arrangements. <http://www.bis.org/Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng/basel3/basel3_phase_in_arrangements.pdf>. [Ngày truy cập: 16 tháng 7 năm 2013].
11. Basel Committee on Banking Supervision, 2013. The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools. <http://www.bis.org/publ/Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng238.htm>. [Ngày truy cập: 16 tháng 7 năm 2013].
12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007 - 2011. Báo cáo thường niên 2007 – 2011. <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vifm/vifpages_bctn?_adf.ctrl-
state=fn50kh3he_4&path=%2Foracle%2Fwebcenter%2Fportalapp%2Fpagehiera rchy%2Fpages%2Fvi%2FvifootermenuPages.xml&_afrLoop=488223625186190
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mơ hình tổ chức và thực trạng cơng tác quản trị rủi ro thanh
khoản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM
Phụ lục 2: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H1
Phụ lục 3: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H2
Phụ lục 4: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H3
Phụ lục 5: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H4
Phụ lục 6: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H5
Phụ lục 7: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H6
Phụ lục 8: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H7
Phụ lục 9: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H8
Phụ lục 10: Số liệu tính chỉ số thanh khoản H9
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
STT Ngân hàng
Mơ hình tổ chức
quản trị rủi ro Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản
1 Sài Gịn Thương Tín Hội đồng quản trị Ủy ban QLRR
- Kiểm sốt các chỉ số thanh khoản (chỉ số về tỷ lệ cho vay trên huy động, chỉ số về tỷ lệ thanh toán nhanh theo ngày, tuần, ...) dựa trên báo cáo tình hình tài chính, đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN.
- Rủi ro thanh khoản chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Để hạn chế rủi ro thanh khoản, Sacombank dựa trên cơ sở dữ liệu quá khứ và định hướng hoạt động, xem xét và tính tốn chính xác nhu cầu thanh khoản ở từng thời điểm để thực hiện dự trữ hợp lý, nhằm hạn chế lãng phí vốn, giảm lợi nhuận hoạt động; xây dựng danh mục đầu tư hợp lý với tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khốn, GTCG, các loại tài sản, … có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí thấp. Điểm then chốt chính là hiệu quả quản lý tài sản, cơ chế điều hành công khai, minh bạch và ổn định, tránh tạo ra những cú sốc rút tiền ào ạt. Bên cạnh đó, Sacombank ln tiến hành cơng tác dự báo nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động thu xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu.
- Ngoài những yếu tố kể trên, rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ việc lệch kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản C ó. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu rút vốn đột xuất với số lượng lớn, Sacombank sử dụng các nguồn vốn sau để đảm bảo nhu cầu của khách hàng: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác; Huy động từ thị trường liên ngân hàng; Chiết khấu GTCG cho NHNN, TCTD khác; Thế chấp quyền thu nợ của Sacombank đối với các TCTD, khách hàng cho NHNN để vay vốn. - Khối QLRR gồm: Phòng QLRR; Phòng Pháp lý và tuân thủ; Phòng Xử lý nợ. Ban điều hành Ủy ban ALCO Khối QLRR
2 Xuất nhập khẩu Hội đồng quản trị Ủy ban về vấn đề QLRR
nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo nhận diện, đo lường và kiểm soát hiệu quả rủi ro thanh khoản:
+ Triển khai hệ thống quản lý vốn nội bộ tập trung (FTP) nhằm quản lý chặt chẽ dòng tiền ra, vào của cả hệ thống và tăng hiệu quả sử dụng dụng vốn; Sử dụng hệ thống phân tích, cảnh báo và báo cáo rủi ro thanh khoản nhằm QLRR thanh khoản (thông qua việc đo lường thanh khoản của bảng cân đối, đo lường trạng thái vốn tiền mặt, đo lường chênh lệch kỳ hạn thanh khoản, phân tích các hệ số thanh khoản) phục vụ cho việc ban hành các hạn mức cụ thể và đưa ra các quyết định phù hợp.
+ Hoàn thiện các quy định về quản lý khả năng chi trả, quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng; tiến hành xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (stress – test).
- Đảm bảo tuân thủ các quy định chung về thanh khoản theo quy định của NHNN.
- Khối giám sát hoạt động gồm: Phòng Pháp chế tuân thủ; Phòng Thẩm định giá; Phòng QLRR thị trường; Phòng QLRR hoạt động; Phòng Kiểm tra, KSNB.
Ủy ban ALCO Ban điều hành Khối giám sát hoạt động 3 Á Châu Hội đồng quản trị Ủy ban QLRR
* QLRR thanh khoản được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về QLRR thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản; đảm bảo khả năng thanh khoản tốt và tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Phịng QLRR tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung QLRR thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. QLRR thanh khoản tại Ngân hàng Á Châu thực hiện như sau:
- Xây dựng kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viê n phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mơ phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó.
Hội đồng ALCO
xem xét cập nhật ít nhất sáu (06) tháng một lần. + Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
+ Kiểm sốt phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
+ Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo, và r a bên ngồi, cũng như phương tiện thơng tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
- Thiết lập các định mức thanh khoản như là một cơng cụ dự phịng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản được chia làm bốn (04) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.