Tích cực xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 81)

NHTM trên địa bàn TP .HCM

3.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại

3.2.2.1. Tích cực xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề được xem là cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết trong hoạt động của các NHTM đó chính là việc xử lý và thu hồi đối với các khoản nợ xấu đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Về phía Chính phủ cũng đã nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc xử lý và thu hồi nợ xấu, xây dựng định hướng giải pháp xử lý nợ xấu bằng Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, và cụ thể hóa bằng Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

Hiện tại, các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007; tuy nhiên, trong thời gian tới, với việc thực hiện phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 (có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2014) thì nợ xấu của các NHTM sẽ càng tăng cao hơn so với cách phân loại nợ hiện tại.

Vì vậy, các NHTM cần tích cực, chủ động triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu tổng thể như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn để hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý TSBĐ; thu nợ và xử lý TSBĐ; chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp có nợ tại NHTM; bán nợ xấu có TSBĐ cho Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính, Cơng ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) thuộc NHNN; bán nợ xấu cho

các doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các NHTM; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai; ...

3.2.2.2. Giảm bớt đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả:

Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và cấp tín dụng; nhưng do nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải khơng ngừng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình, nhằm đảm bảo phù hợp với xu thế chung và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, một số NHTM lại sử dụng vốn quá nhiều vào các hoạt động kinh doanh khác như: Các khoản đầu tư vào chứng kho án có thanh khoản thấp, các khoản ủy thác cho các công ty để kinh doanh chứng khoán, …Trên thực tế, các hoạt động kinh doanh này tiềm ẩn nhiều rủi ro, hầu như khó có khả năng thu hồi vốn và có thể làm ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.

Vì vậy, các NHTM ngay từ bây giờ nên có động tác kiểm tra, rà sốt lại các khoản mục đầu tư hiện có của ngân hàng; đánh giá mức độ rủi ro cũng như tính thanh khoản của các chứng khốn đầu tư; và trên cơ sở đó, tiến hành các biện pháp xử lý ngay đối với các chứng khốn đầu tư, các khoản ủy thác có tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Bán cổ phiếu, hoặc yêu cầu các công ty phát hành mua lại trước hạn các trái phiếu chưa đến hạn, hoặc thu hồi ngay các khoản ủy thác, hoặc yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm, …

Về lâu dài, các NHTM nên thiết lập một giới hạn an toàn và bổ sung thêm các điều kiện an toàn và thiết yếu khi thực hiện các nghiệp vụ đầu tư và ủy thác, chẳng hạn: Ngoài việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh đầu tư chứng khốn, các NHTM có thể thiết lập giới hạn riêng về tỷ lệ tối đa tổng mức đầu tư, cho vay ủy thác so với vốn tự có của ngân hàng; hoặc khi mua trái phiếu doanh nghiệp đòi hỏi các đơn vị phát hành phải là những doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh hiệu quả, không phát sinh nợ xấu tại các NHTM trong nhiều năm liên

tiếp, và vốn huy động từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng đúng mục đích phát hành,…

3.2.2.3. Thành lập bộ phận, phòng ban chuyên biệt để quản lý rủi ro thanhkhoản: khoản:

Việc thành lập một bộ phận, phòng ban chuyên biệt để QLRR thanh khoản sẽ góp phần cải thiện đáng kể cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Bộ phận, phịng ban này phải có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Ban điều hành, Hội đồng ALCO hoặc Ủy ban QLRR về các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Trực tiếp theo dõi, kiểm soát và kịp thời báo cáo các vấn đề liên quan đến các chỉ số thanh khoản (H1 -H10) của ngân hàng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN, hoặc các quy định nội bộ khác của ngân hàng về vấn đề thanh khoản.

3.2.2.4. Xác định cụ thể phương pháp quản trị thanh khoản mà ngân hàng đangáp dụng và nhất quán trong suốt quá trình t hực hiện: áp dụng và nhất quán trong suốt quá trình t hực hiện:

Các NHTM hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn kinh doanh. Để đạt được mục tiêu đó, địi hỏi các NHTM phải vạch ra một chiến lược nguồn vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ nhằm đem lại hiệu quả nhất cho ngân hàng; hay nói cách khác, đây chính là việc ngân hàng phải lựa chọn một chiến lược quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo sự cân đối, hợp lý giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Và tùy theo đặc điểm và tình hình hoạt động của ngân hàng mà lựa chọn một chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp và có hiệu quả.

Có thể thấy, một chiến lược quản trị thanh khoản chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi chiến lược đó có một mục tiêu rõ ràng và nhất quán trong suốt quá trình thực hiện. Bởi vậy, từ những mặt yếu kém đã nêu ở phần trên, các NHTM cần xác định lại chiến lược quản trị thanh khoản mà ngân hàng đang áp dụng ? Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp gì để đạt các mục tiêu theo chiến lược đó ? Và cuối cùng, các biện pháp đã thực hiện có đúng và phù hợp với chiến lược đang áp dụng

không ? Trả lời được 3 câu hỏi đó, bản thân ngân hàng đã xác định và có thể lựa chọn một chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

3.2.2.5. Tăng quy mơ và chất lượng vốn tự có:

Mặc dù vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có một vai trị vơ cùng quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác. Vốn tự có là lá chắn chống đỡ, bù đắp những tổn thất khi có thiếu hụt về thanh khoản; ngồi ra, vốn tự có cịn được dùng để đầu tư đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng như tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng và tăng trưởng tín dụng.

Trong thời gian tới, đối với các NHTM có mức vốn tự có thấp cần phải tăng cả về quy mô và chất lượng để có thể theo kịp mức vốn tự có của các NHTM lớn, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng chống đỡ khi có những biến động về thanh khoản do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đối với các NHTM có mức vốn tự có lớn nên hướng tới việc nâng cao chất lượng vốn tự có theo chuẩn mực tại Basel III của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Để tăng vốn tự có trong giai đoạn hiện nay, các NHTM cần thực hiện theo những giải pháp đã được nêu tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ như: Phát hành cổ phiếu bổ sung, kêu gọi vốn góp từ các cổ đơng, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngồi nước; hoặc chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của TCTD được cơ cấu lại.

3.2.2.6. Tiếp cận các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo chuẩn mực củaỦy ban Basel về giám sát ngân hàng: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng:

Để có thể hịa nhập và đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, nhất là đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM ngay từ bây giờ nên có sự chuẩn bị và xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ về thanh khoản cho ngân hàng mình,

tiến tới đảm bảo và thực hiện đầy đủ các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo chuẩn mực tại Basel II, III của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Mặc dù việc áp dụng và thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế sẽ rất khó thực hiện đối với các NHTM ở Việt Nam; tuy nhiên, để có thể giúp cho bản thân mỗi ngân hàng vượt qua được những “cú sốc” phát sinh từ sự căng thẳng tài chính và kinh tế, n hất là khả năng để có thể chống đỡ và bù đắp những tổn thất khi có thiếu hụt về thanh khoản, trước mắt các NHTM cần tiếp tục thực hiện và tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN; trong tương lai, từng bước hướng tới thực hiện đầy đủ các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo chuẩn mực của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

3.2.2.7. Đảm bảo duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức hợp lý:

Nhìn vào các chỉ số thanh khoản (H1-H10), chúng ta đã thấy được phần nào về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM. Do vậy, việc đảm bảo duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM, kịp thời kiểm sốt và có biện pháp tài trợ khi có phát sinh rủi ro về thanh khoản. Có nhiều giải pháp để đảm bảo duy trì và kiểm sốt các chỉ số thanh khoản (H1-H10) một cách có hiệu quả như:

- Giao cho một bộ phận, phịng ban có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ hàng tháng, hoặc thậm chí báo cáo định kỳ theo ngày về các chỉ số thanh khoản (H1-H10) và có các kiến nghị, đề xuất liên quan.

- Do số liệu để tính tốn các chỉ số thanh khoản (H1-H10) được lấy từ cân đối kế toán/ báo cáo tài chính của ngân hàng nên có thể giao cho bộ phận công nghệ thông tin thiết lập công thức và mẫu biểu báo cáo để hệ thống tự động trích lọc số liệu và tính tốn các chỉ số (H1-H10) thơng qua hệ thống dữ liệu của ngân hàng; điều này góp phần đảm bảo tính kịp thời trong việc theo dõi, kiểm soát các chỉ số thanh khoản (H1-H10).

- Đối với các biến số để tính tốn các chỉ số thanh khoản (H1-H10) như: Vốn tự có, tổng tài sản Có, dư nợ cho vay, tổng nguồn vốn huy động, … để tác động và

điều chỉnh các biến số này, nhằm đảm bảo các chỉ số (H1-H10) có tính thanh khoản cao, cần phải có sự quan tâm của Ban quản trị và Ban điều hành của ngân hàng, chỉ đạo kịp thời các bộ phận nghiệp vụ, phòng ban thực hiện và đảm bảo cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, duy trì các chỉ số thanh khoản (H1-H10) ở mức chấp nhận được.

- Cần thiết lập một giới hạn an tồn cho từng chỉ số thanh khoản (H1-H10), có cảnh báo kịp thời khi các chỉ số thanh khoản này vượt quá giới hạn an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản. Tùy vào quy mô và hoạt động của từng ngân hàng mà thiết lập một giới hạn an toàn riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các chỉ số thanh khoản của ngân hàng mình phù hợp với các chỉ số thanh khoản trung bình của ngành ngân hàng.

- Ngồi việc theo dõi, kiểm sốt và duy trì các chỉ số thanh khoản từ H1- H10, các NHTM có thể bổ sung thêm các chỉ số thanh khoản khác để theo dõi nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị đối với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

3.2.2.8. Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro:

Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của TCTD, nhất là các hoạt động gắn liền với cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Vì vậy, các TCTD cần hoàn thiện và phát triển hệ thống KSNB phù hợp với quy định mới của NHNN về hệ thống KSNB tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011; đảm bảo hệ thống KSNB của TCTD hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý được rủi ro.

Song song với việc hoàn thiện hệ thống KSNB, TCTD cũng cần phải thiết lập một hệ thống QLRR lành mạnh, phù hợp với điều kiện riêng biệt và mức độ phức tạp trong hoạt động của mình. Một hệ thống QLRR lành mạnh tối thiểu phải bảo đảm các yếu tố như: Có sự giám sát và quản lý tích cực của HĐQT và Ban điều

hành; ban hành, triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình QLRR, các giới hạn rủi ro; và thiết lập hệ thống thông tin quản lý phù hợp. Hoạt động của hệ thống QLRR phải có khả năng nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động của TCTD. Các chính sách và quy trình QLRR của TCTD phải gắn liền với 4 loại rủi ro trọng yếu gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động; đảm bảo TCTD có thể bù đắp tại mọi thời điểm tất cả các rủi ro trọng yếu và những tổn thất tiềm ẩn mà TCTD chấp nhận. Quan trọng nhất của hệ thống QLRR vẫn là phải xây dựng được kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp về thanh khoản, đảm bảo xử lý kịp thời khi có xảy ra thiếu hụt về thanh khoản. Kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp về thanh khoản phải đặt ra được các tình huống về thanh khoản khẩn cấp và có phương án, quy trình giải quyết đối với với các tình huống đó. Các tình huống đó có thể là: Tình huống về những thông tin thất thiệt dẫn đến sự cố rút tiền hàng loạt xảy ra tại ngân hàng mình; tình huống một vài TCTD khác lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản hoặc mất khả năng thanh khoản; các tình huống thanh khoản khác khi có những biến động về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, bất động sản, nợ xấu; ...

Kết luận Chương 3: Từ những mặt yếu kém cần khắc phục trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM (đã trình bày trong Chương 2), luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tổng thể đối với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)