Chính xác khi đóng cọc

Một phần của tài liệu CỌC ỐNG THÉP VÀ CỌC VÁN ỐNG THÉP SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU -THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Trang 32 - 35)

Độ chính xác khi đóng cọc là độ chính xác về vị trí ngang của cọc, hướng cọc (lệch), độ thẳng của trục cọc, v.v...

Độ chính xác khi đóng cọc bị lệch sang trái hoặc phải, nhiều hay ít là tùy thuộc vào độ chính xác dựng cọc. Nếu dựng cọc khơng tốt, thì sau đó dù cho có chỉnh sửa như thế nào đi nữa cũng khó mà đảm

bảo được độ chính xác quy định. Đặc biệt, cọc lớn có bán kính càng lớn thì khả năng có thể chỉnh sửa những cọc bị lệch là rất nhỏ mặc dù có thực hiện chỉnh thẳng bằng máy đóng cọc hay khung dẫn. Vì vậy, cơng tác dựng cọc nên được thực hiện một cách cẩn trọng trong cả việc xác định vị trí và phương hướng.

Ngồi ra, cơng tác quản lý độ chính xác trong giai đoạn đầu đóng cọc tiếp theo sau khi dựng cọc là rất quan trọng. Biện pháp quản lý thông thường là biện pháp kiểm tra độ nghiêng cọc từ 2 phía bằng máy kinh vĩ.

Giá trị cho phép về độ chính xác khi đóng cọc được thể hiện như trong Bảng 10. Ngồi ra, đường kính cọc trong xây dựng cầu đường thông thường bằng 500 mm, kết quả thực tế về độ chính xác khi đóng cọc L=15.4 m đến 24.0 m được thể hiện trong Hình 30 và Hình 31.

Bảng 10 - Độ chính xác cho phép khi đóng cọc

Độ lệch tâm cọc D/4 và trong khoảng 100mm Độ nghiêng cọc Trong khoảng 1/100 CHÚ THÍCH: D - Đường kính ngồi của cọc

Hình 30 - Độ lệch tâm của cọc

Hình 32 - Lệch do vị trí thiết kế tâm cọc

Hình 33 - Sự phân tán góc đóng cọc nghiêng 9.3.2 Kiểm sốt đóng cọc

Hình 35 - Trình tự quản lý ngừng đóng cọc

Thơng thường, việc quản lý ngừng đóng cọc nên được đánh giá một cách tổng thể căn cứ theo chiều dài hạ cọc, độ chối (sức chịu tải động), độ lún, trạng thái của tầng đất chịu tải, v.v...

Phương pháp ước tính sức chịu tải bằng cách sử dụng phương pháp tính sức chịu tải động từ độ lún, độ chối v.v... cho mỗi lần đóng trong tầng đất chịu tải khi thi cơng đóng cọc thí nghiệm. Hình 34 cũng là một phương pháp để quyết định ngừng đóng cọc.

Phương pháp tính sức chịu tải động là phương pháp tìm ra kết quả từ phương trình sóng và cân bằng năng lượng. Tuy nhiên, sức chịu tải được tìm ra theo phương pháp tính này mới là một giá trị tiêu chuẩn và việc ngừng đóng cọc mà chỉ căn cứ theo giá trị này thì khơng cần thực hiện thay đổi chiều dài cọc hay thay đổi máy móc thi cơng. Ví dụ về trình tự quản lý ngừng đóng cọc được thể hiện trong Hình 35.

Việc xác định sức chịu tải động và ví dụ về khả năng tính tốn chịu tải trọng động có thể tham khảo Phụ lục C.

Ngồi ra, gần đây cũng có nhiều trường hợp thực hiện thử nghiệm tải trọng động như một phương pháp để kiểm tra sức chịu tải và quản lý thi công.

Thử nghiệm tải trọng động là phương pháp kiểm tra trong đó gắn thiết bị đo biến dạng và gia tốc kế vào phần đầu cọc để đo dạng sóng biến dạng và dạng sóng gia tốc sinh ra khi đóng cọc, tiến hành phân tích dựa trên lý thuyết sóng để từ đó đánh giá đặc tính sức chịu tải thẳng đứng của cọc.

Kết quả nhận được trực tiếp trong phương pháp kiểm tra này là tổng lực cản, bao gồm hai thành phần là lực cản động, phụ thuộc vào tốc độ và độ gia tốc của cọc và lực cản tĩnh. Do đó, để có thể tiến hành xác định và đánh giá đặc tính sức chịu tải động của cọc thì cần tìm được thành phần lực cản động từ tổng lực cản.

Một phần của tài liệu CỌC ỐNG THÉP VÀ CỌC VÁN ỐNG THÉP SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU -THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w