21. Độ bền cơ
22.11. Các bộ phận không tháo rời được, dùng để bảo vệ chống chạm đến các bộ phận mang điện, chống ẩm hoặc chống tiếp xúc với các bộ phận chuyển động, phải được cố định chắc chắn và
điện, chống ẩm hoặc chống tiếp xúc với các bộ phận chuyển động, phải được cố định chắc chắn và
phải chịu được ứng suất cơ học xuất hiện trong sử dụng bình thường. Chốt khóa sập dùng để cố định các bộ phận nói trên phải có vị trí khóa rõ ràng. Đặc tính dùng để cố định của chốt khóa sập dùng trong các bộ phận có nhiều khả năng phải tháo ra khi lắp đặt hoặc bảo dưỡng phải đủ tin cậy. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Các bộ phận có nhiều khả năng phải tháo ra khi lắp đặt hoặc bảo dưỡng được tháo ra và lắp vào 10 lần trước khi tiến hành thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Việc bảo dưỡng bao gồm cả thay thế dây nguồn, ngoại trừ thiết bị có nối dây kiểu Z. Thử nghiệm tiến hành ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu sự phù hợp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của thiết bị, thì thử nghiệm cũng được thực hiện ngay sau khi thiết bị được vận hành trong điều kiện qui định ở Điều 11.
Thử nghiệm này áp dụng cho tất cả các bộ phận có nhiều khả năng phải tháo ra cho dù chúng được cố định bằng vít, đinh tán hay các chi tiết tương tự.
Lực được đặt từ từ vào các bộ phận yếu trong 10 s theo phương bất lợi nhất. Giá trị lực như sau: - lực đẩy, 50 N
- lực kéo:
● 50 N, nếu hình dạng của các bộ phận này khiến cho các đầu ngón tay khơng thể trượt qua một cách dễ dàng;
● 30 N, nếu phần nhô ra của bộ phận nắm vào được nhỏ hơn 10 mm theo hướng cạy ra. Lực đẩy được đặt vào bằng đầu dò thử nghiệm 11 của IEC 61032.
Lực kéo được đặt bằng phương tiện phù hợp như giác hút sao cho kết quả thử nghiệm không bị ảnh hưởng. Trong khi đặt lực, móng tay thử nghiệm chỉ ra trong Hình 7 được ấn vào bất kỳ lỗ hoặc chỗ ghép nào với lực 10 N. Sau đó trượt móng tay thử nghiệm này sang một bên với lực 10 N, nhưng không xoắn hoặc dùng như một địn bẩy.
Nếu hình dạng của các bộ phận này khiến cho khó có thể đặt lực kéo theo hướng trục thì khơng đặt lực kéo mà ấn móng tay thử nghiệm vào lỗ hoặc chỗ ghép bất kỳ nào với lực 10 N và sau đó dùng vịng kéo với lực 30 N trong 10 s theo hướng tháo ra.
Nếu bộ phận này có thể phải chịu lực xoắn thì đồng thời với lực kéo hoặc lực đẩy, cịn đặt mômen như sau:
- 2 Nm, đối với kích thước lớn đến 50 mm; - 4 Nm, đối với kích thước Iớn trên 50 mm.
Mơmen này cũng được đặt khi móng tay thử nghiệm được kéo bằng vịng kéo.
Nếu chỗ nhơ ra của bộ phận nắm vào được nhỏ hơn 10 mm thì mơmen này được giảm đi 50 %. Các bộ phận vẫn phải ở trong vị trí khóa và khơng được trở nên rời ra.