21. Độ bền cơ
22.16. Quấn dây tự động phải có kết cấu sao cho chúng khơng gây ra:
- xước mòn quá mức hoặc hỏng vỏ bọc dây dẫn mềm; - đứt ruột dẫn bện;
- mòn quá mức các tiếp điểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm dưới đây, thử nghiệm được thực hiện khơng có dịng điện chạy qua dây dẫn mềm.
Kéo ra ngoài hai phần ba tổng chiều dài dây dẫn. Nếu chiều dài có thể kéo ra của dây dẫn nhỏ hơn 225 cm, thì dây được kéo sao cho phần nằm lại trên tang quấn là 75 cm. Sau đó, phần 75 cm này được kéo ra và quấn vào theo hướng làm cho vỏ bọc bị mài mịn nhiều nhất, có tính đến vị trí khi sử dụng bình thường của thiết bị. Tại chỗ dây dẫn đi ra khỏi thiết bị, góc tạo ra giữa trục của dãy dẫn trong quá trình thử nghiệm và trục của dây dẫn khi kéo ra mà khơng có trở lực đáng kể xấp xỉ 60°. Dây dẫn được nhả để tự quấn vào bằng tang quấn.
Nếu dây dẫn khơng tự quấn lại ở góc 60°, thì góc này được điều chỉnh đến góc lớn nhất cho phép dây tự quấn lại.
Thử nghiệm tiến hành 6 000 lần với tốc độ khoảng 30 lần/phút hoặc với tốc độ lớn nhất mà kết cấu của tang quấn cho phép, nếu tốc độ này là nhỏ hơn.
CHÚ THÍCH: Có thể phải dừng thử nghiệm để cho dây dẫn nguội trở lại.
Sau thử nghiệm này, dây dẫn và tang quấn được xem xét kỹ. Trường hợp có nghi ngờ thì dây dẫn phải chịu thử nghiệm độ bền điện ở 16,3, điện áp thử nghiệm là 1 000 V được đặt giữa các ruột dẫn nối với nhau và lá kim loại bọc xung quanh dây dẫn.