Hoạt động mua lại hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam năm 2012 vẫn rất sôi động, đạt quy mô 3,4 tỷ USD với 57 thương vụ (2011: 3,5 tỷ USD; 61 thương vụ).
Thống kê cho thấy 157 thương vụ M&A với tổng giá trị đạt 4,9 tỷ USD trong năm 2012. Quy mơ thị trường M&A có sự suy giảm đáng kể cả về giá trị và số lượng thương vụ so với năm 2011 (năm bùng nổ hoạt động M&A với 267 thương vụ, giá trị 6,3 tỷ USD).
Nguồn StoxPlus: Các thương vụ lớn (2003-2012)
Sau một vài năm phát triển theo hướng thành lập, mua lại nhiều công ty con, nâng cấp nhiều đơn vị thuộc thành cơng ty độc lập và hình thành hướng đi theo mơ hình cơng ty mẹ - con, hoặc mơ hình tập đồn, một số doanh nghiệp từ khối doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn tư nhân đã bắt đầu nhận thấy yêu cầu tất yếu của tái cấu trúc để hướng tới ngành kinh doanh cốt lõi, cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cố gắng bán đi các công ty mà họ đánh giá là đã đầu tư.
Năm 2010, thương vụ điển hình nhất trong tái cấu trúc là Kinh Đô sáp nhập Kinh Đô Miền Bắc và Công ty CP Kem Kido thơng qua việc hốn đổi cổ phiếu của các công ty này. Trong năm 2011, các thương vụ liên quan đến sắp xếp, tái cấu trúc diễn ra nhiều. Điển hình như Vingroup hợp nhất Vincom và Vinpearl, FPT hợp nhất một số cơng ty thành viên. Xu hướng tái cấu trúc địi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược quản trị hậu M&A hợp lý, nhằm tạo được giá trị cộng hưởng. Để thực hiện điều này không hề đơn giản và các nhà đầu tư đang chờ kết quả trong tương lai của những thương vụ như hợp nhất 3 ngân hàng, sáp nhập Ha-bubank vào SHB, hay Viettel sẽ làm gì với EVN Telecom…