CẦN NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SỰ THẬT

Một phần của tài liệu ttso6nghiquyet (Trang 25 - 27)

Từ khi Bộ Chính trị cơng bố Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân đều vui mừng, phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào Nghị quyết quan trọng này.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân đều nhất trí cao với nhận xét trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là: “Cơng tác xây dựng Đảng vẫn cịn khơng ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng… là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Vì vậy, 3 vấn đề cấp bách Nghị quyết đề ra, trong đó “đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” là trọng tâm, cấp bách nhất, cần tập trung chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên.

Giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất là toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở tiến hành tự phê bình và phê bình. Nhưng để tự phê bình và phê bình đạt hiệu quả thiết thực, tránh hình thức, chiếu lệ, mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, không né tránh.

Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta đã nhiều lần chỉnh đốn Đảng, gần đây nhất là cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII. Kinh nghiệm cho thấy, muốn chỉnh đốn Đảng có kết quả, trước hết phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan. Đây cũng là bài học kinh nghiệm từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), một mốc quan trọng, mở đầu cơng cuộc đổi mới tồn diện, từ đó đã đưa đất nước thốt ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển.

Nhiều văn bản của Trung ương và địa phương đều khẳng định, “một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống” nhưng khơng xác định được địa chỉ cụ thể từng đơn vị và trong một đơn vị cũng khơng xác định được danh tính cụ thể của từng cá nhân, khơng ai dám “tự vạch áo cho người xem lưng”, và tự nhận mình thuộc “bộ phận khơng nhỏ” đó. Nghị định 68/2011 của Chính phủ quy định cán bộ, công chức và người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và phải được công khai trong cơ quan, đơn vị nơi thường xuyên làm việc, nhưng việc kê khai vẫn nặng về hình thức. Một số người giàu lên nhanh chóng, dư luận quần chúng trong cơ quan, đơn vị và nơi cư trú dị nghị về nguồn thu không minh bạch, nhưng tổ chức đảng và lãnh đạo cơ quan khơng kiểm tra, làm rõ. Thậm chí có trường hợp, người đưa hối lộ khi bị cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện, đã khai ra những người nhận hối lộ, số tiền, tài sản đem hối lộ, nhưng các cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước khơng kiểm tra, thanh tra đến nơi, đến chốn, không kết luận rõ đúng sai. Một số cuộc

kiểm tra, thanh tra theo đơn tố cáo của đảng viên, quần chúng, nhưng khi kiểm tra, phát hiện những sai phạm của người đứng đầu cơ quan thì bị chìm vào sự “im lặng đáng sợ”, khơng xử lý triệt để…

Vì vậy, để tự phê bình và phê bình thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, một vấn đề rất quan trọng là đề cao giác ngộ chính trị, khơi dậy lịng tự trọng và tính Đảng của đảng viên, cấp ủy viên, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Hơn lúc nào hết, mỗi đảng viên, cán bộ cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Muốn trở thành cán bộ tốt phải có tinh thần tự chỉ trích” và “Cán bộ nào khơng dám cơng khai nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, khơng có can đảm sửa chữa khuyết điểm, thì những người đó khơng xứng đáng là cán bộ”.

Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở và mỗi đảng viên, cấp ủy viên phải dũng cảm tự soi xét lại mình, đơn vị mình, tìm ra được những ưu điểm để phát huy, những sai lầm, yếu kém, khuyết điểm để có kế hoạch, biện pháp sửa chữa. Trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, xác định rõ nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân dẫn đến yếu kém, khuyết điểm, để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Khơng dám nhìn thẳng vào sự thật, khơng nói đúng sự thật, khơng nghiêm túc tự phê bình và phê bình là biểu hiện nhân cách không trung thực với Đảng, không thật thà với đồng chí, đồng nghiệp.

Đặc biệt, vai trị gương mẫu của cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu, có vị trí hết sức quan trọng. Cán bộ chủ chốt và người đứng đầu dám nhìn thẳng vào sự thật, gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc khơng những có tác dụng tích cực lơi cuốn, đảng viên, cán bộ trong đơn vị học tập, làm theo, mà sẽ nhận được sự tơn trọng, kính phục của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong địa phương, đơn vị. Ngược lại, cán bộ chủ chốt và người đứng đầu không gương mẫu, khơng nghiêm túc tự phê bình và phê bình, khơng vui vẻ tiếp thu phê bình, thậm trí có biểu hiện răn đe, trù dập người phê bình, thì người đứng đầu không những tự đánh mất niềm tin yêu, mến phục của đảng viên và quần chúng, mà cịn là mơi trường thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội hoành hành và phát sinh những nhân tố mất ổn định. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt, có tính đột phá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng. Có như vậy mới có thể làm tốt cơng tác xây dựng Đảng, hạn chế, khắc phục những yếu kém, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, lấy lại lòng tin yêu của nhân dân.

Hồng Minh

Một phần của tài liệu ttso6nghiquyet (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w