Vấn đề về Đảng cầm quyền có ý nghĩa to lớn cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa trơng rộng về vấn đề này, nhưng đến Đại hội X của Đảng, tức sau 76 năm, chúng ta mới bắt đầu trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền.
Từ đây đến khi có những cơng trình tầm cỡ nghiên cứu vấn đề Đảng cầm quyền ở Việt Nam cịn phải tốn khơng ít thời gian, cơng sức, giấy mực. Bài viết này góp một suy nghĩ nhỏ về Đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khơng hề đưa ra một định nghĩa nào về Đảng cầm quyền, hay Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Nhưng trong di sản Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu quan niệm của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền như sau: Thông qua việc nắm quyền, Đảng tiếp tục thực hiện sứ mệnh lãnh đạo của mình - lãnh đạo xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị - để đạt được mục tiêu cách mạng mà Đảng đã ghi trên lá cờ của Đảng từ khi ra đời. Ở đây, cần nhận thức rõ Đảng cầm quyền là tiếp tục vai trò lãnh đạo đất nước để đạt được mục tiêu, lý tưởng cách mạng trong điều kiện mới khi đã có chính quyền trong tay.
Nghiên cứu kỹ các bài viết của Hồ Chí Minh thấy rõ, Người rất quan tâm tới Đảng từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Tại sao như vậy?
Thứ nhất, khi trở thành Đảng cầm quyền thì mọi sai, đúng về đường lối của
Đảng; Tốt, xấu về phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ, đảng viên khơng chỉ bó hẹp trong nội bộ Đảng, mà trở thành hiện tượng xã hội, tác động mạnh tới xã hội, gắn chặt với vận mệnh của đất nước. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, hạt nhân của hệ thống chính trị, là trí tuệ, danh dự, lương tâm của giai cấp, dân tộc, Tổ quốc, là tấm gương của xã hội. Gương sáng thì nhân dân soi, gương mờ thì nhân dân quay lưng.
Hai là, Đảng cầm quyền thì tạo nhiều thuận lợi cho Đảng thực thi vai trò lãnh
đạo của Đảng, nhưng đồng thời cũng thuận lợi cho nhiều thói hư, tật xấu nảy sinh. Từ khi Đảng lãnh đạo trong điều kiện nắm chính quyền trong tay, hàng trăm tật bệnh
nhanh chóng xuất hiện, đó là "bán thứ vị... bán ngơi thứ"; Là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, óc hẹp hịi, thiếu kỷ luật, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè kéo cánh, bệnh xu nịnh, a dua... Như vậy, là Đảng cầm quyền, bên cạnh những thuận lợi, Đảng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, đó chính là những nguy cơ của Đảng cầm quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề đảng cầm quyền như thế nào?
Một là, Người quan tâm tới bước nhảy vọt của tình hình, bước chuyển biến cách mạng của Đảng. Cùng một bộ tham mưu của giai cấp cơng nhân, trước khi cầm quyền thì nhiệm vụ to nhất là lãnh đạo tồn dân xóa bỏ chính quyền cũ của bọn thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau khi nắm quyền thì nhiệm vụ của Đảng là lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Mà tư duy xóa bỏ và tư duy xây dựng là hồn tồn khác nhau. Lênin đã dạy: Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền cịn khó hơn. Hồ Chí Minh đã nói: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; Thắng bần cùng và lạc hậu cịn khó hơn nhiều”. Trong Di chúc, Người coi cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi là một “cuộc chiến đấu khổng lồ”.
Tư duy của Đảng cầm quyền trước hết phải nhận thức Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ; Đảng cầm quyền để dân làm chủ; Đảng cầm quyền lấy dân làm gốc. Đảng cầm quyền để lãnh đạo toàn dân đạt được mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nhưng ra đời từ trong lòng dân tộc; Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, Đảng của toàn dân. Đảng cầm quyền phải sửa ngay lối làm việc (phương thức) lãnh đạo, vấn đề cán bộ, tư cách đạo đức cách mạng đến công tác kiểm tra, giám sát, công tác tư tưởng...
Hai là, Hồ Chí Minh quan tâm tới vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị. Đảng là một thành tố của hệ thống chính trị, nhưng lại là thành tố lãnh đạo. Là lãnh đạo thì phải xứng danh lãnh đạo, tức là vạch đường chỉ lối với tầm trí tuệ cao của Đảng. Là một thành tố của hệ thống chính trị, Đảng khơng thể và khơng được phép đứng ngồi, đứng trên Hiến pháp và pháp luật, mà phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên không được “vác mặt làm quan”, “đè đầu cưỡi cổ dân”, phớt lờ kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Ba là, quyền lực của Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền có quyền lực chính trị, đó là quyền lãnh đạo tồn xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị. Đảng viên, cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền - so với nhân dân - dù ít dù nhiều đều có quyền lực, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Điều quan trọng nhất là việc trao quyền và thái độ của Đảng và cán bộ, đảng viên đối với quyền lực. Quyền lực nếu được trao cho người có đức, có trí thì sẽ phát huy được sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngược lại, quyền lực nếu trao vào người thiếu đức, kém trí, thiếu tâm, dưới tầm thì quyền lực sẽ bị thao túng, phục vụ cho lợi ích cá nhân; Người cầm quyền nhanh chóng bị tha hóa, biến chất. Bởi vì, thơng thường, người thiếu trí tuệ thì rất hay lạm dụng quyền lực, núp bóng quyền lực, lãnh đạo bằng
quyền lực chứ không phải lãnh đạo bằng cảm hóa, thuyết phục qua trí tuệ. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp là “vĩ công vi tư”. Đảng cầm quyền phải thực sự là một đảng đạo đức, văn minh.
Bốn là, Đảng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội. Đây là vấn đề lớn, quan trọng nhất trong điều kiện Đảng cầm quyền, vì liên quan tới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng quát thì Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước. Mặt khác, Đảng phải coi trọng chính quyền, coi trọng các tổ chức của Mặt trận, thực hiện dân chủ và công khai. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chính là giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Hiệu lực quản lý Nhà nước lại chính là thước đo năng lực lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo chính quyền qua việc xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, kiên quyết chống tiêu cực dưới các biểu hiện khác nhau, đặc biệt là quan liêu, tham ơ, tham nhũng, lãng phí. Cán bộ và chính quyền trong điều kiện Đảng cầm quyền phải là công bộc thực sự của dân, “sao cho được lòng dân”, khơng được cửa quyền, xa rời nhân dân. Bởi vì, “cách xa dân chúng, khơng liên hệ chặt với quần chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.
Năm là, Đảng cầm quyền phải chống thói “kiêu ngạo cộng sản” như cách nói của Lênin. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, duy nhất lãnh đạo cách mạng, bệnh kiêu ngạo dễ nảy sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc tới bệnh kiêu ngạo. Đó là thói “tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ mình làm được việc gì hơi thành cơng thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng khơng bằng mình. Khơng thèm học hỏi quần chúng, khơng muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác”. Bệnh kiêu ngạo dễ dẫn đến mất dân chủ, xa dân, sai về đường lối, hư hỏng về đạo đức. Tự mãn, tự túc là bó mình lại, khơng cho mình tiến bộ thêm.
Sáu là, Đảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên phải thật sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Ngược lại với sự thật là giả dối, là bản chất đạo đức của giai cấp bóc lột. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên phải đi trước để làng nước theo sau. Có hai điều đi trước quan trọng nhất là đạo đức và năng lực trí tuệ. Đối với nhân dân ta, “một tấm gương sống còn giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay, là phải thực hiện bốn xây: Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; Ý thức tổ chức kỷ luật; Ý thức trách nhiệm; Ý thức phục vụ nhân dân. Và bốn chống: Chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, lãng phí và quan liêu.
Vấn đề Đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ có giá trị lý luận và thực tiễn trước đây, mà đang là vấn đề cần kíp hiện nay, cần được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn để phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Bùi Đình Phong