Quan hệ giữa tình trạng nghèo với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2006 2008 (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.10. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

Kết quả kiểm định z giữa nguồn vốn vay và tình trạng nghèo/khơng nghèo của hộ, ta thấy p-value nhỏ hơn hơn α=0.05 tại các biến: vay ngồi tổ chức tín dụng và vay cá nhân. Nghĩa là khả năng người nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức cịn khó khăn, trong khi đó các nguồn vay ngồi tổ chức tín dụng và vay các nhân thường có lãi suất cao, điều này tăng rủi ro trong cuộc sống của nhóm hộ nghèo.

Bảng 3.13 cho thấy nguồn vốn vay của hộ nghèo và không nghèo khá đa dạng. Hộ nghèo có 25% nguồn vay từ các tổ chức tín dụng và 13,63% là vay từ các cá nhân khác; trong khi đó con số này của hộ không nghèo lần lượt là 13% và 6,27%. Điều này cho thấy hộ nghèo có khuynh hướng đi vay ở những nơi có rủi ro cao hơn so với hộ khơng nghèo. Từ đó cho thấy hệ thống và cơ chế tín dụng đến với người dân Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL cịn hạn chế, có nghĩa là một bộ phận lớn khơng vay được nếu có nhu cầu, giá trị khoản vay không cao.

`Bảng 3.13: Nguồn vốn vay của hộ (%) Hộ nghèo Hộ không nghèo Chung Prob của kiểm định z Tổng vay (triệu đồng) 5,75 20,20 18,54 0,1071 Vay chính thức (ngân hàng) 30,68 38,83 35,89 0,138 Vay ngồi (tổ chức tín dụng) 25,00 13,00 15,92 0,025 Vay cá thể (cá nhân) 13,63 6,27 8,77 0,011

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 773)

Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo chủ yếu là để đầu tư tài sản lưu động, tiêu dùng, đầu tư tài sản cố định và các mục đích khác. Trong khi đó hộ khơng nghèo theo thứ tự ưu tiên sử dụng hơn ½ vốn vay nhằm đầu tư đầu tư tài sản lưu động, tỷ lệ vay cho tiêu dùng và đặc biệt là đầu tư TSCĐ chỉ bằng ½ nhóm hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2006 2008 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)