Tổng hợp tình hình tài chính Ngân hàng trong năm qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 33)

Năm 2012 để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng.

1.3.1 Năm 'xuống dốc' của ngành ngân hàng

Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí khơng có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý…

1.3.2 Tín dụng tăng trưởng thấp nhất 20 năm

Theo số liệu của NHNN, tín dụng của tồn hệ thống tăng trưởng 4,85% cả năm 2012. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một

chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (đạt 28%), thì tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ bằng 15%.

Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

1.3.3 Nợ xấu tăng vọt

Tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, trong năm 2012 đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 8,82% trên tổng dư nợ. Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại với 95,5% tổng nợ xấu của các TCTD trong nước (NHTM Nhà nước chiếm 50,5%).

1.3.4 Lợi nhuận ngân hàng giảm 40%

Lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm trong năm nay, thậm chí có nhiều TCTD kinh doanh thua lỗ. Theo báo cáo tài chính năm 2012, lợi nhuận đã giảm trung bình 40% so với cùng kỳ năm ngối. Cá biệt trong quý 3 có một số ngân hàng lỗ nặng như ACB, SHB. Còn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, một số ngân hàng báo lãi, nhưng sau khi thanh tra lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như Navibank, Habubank, TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank, TrustBank.

1.3.5 Lãi suất giảm 3– 8%

Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.

1.3.6 Độc quyền vàng miếng

Năm 2012, NHNN áp dụng chính sách độc quyền vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng. Các đơn vị muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng nhiều điều kiện như: vốn trên 100 tỷ, hoạt động kinh doanh vàng trên 2 năm, có chi nhánh, điểm bán hàng tại 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nộp thuế trên 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất…Cũng trong năm nay, NHNN yêu cầu các TCTD phải dừng hoàn tồn huy động vàng (từ 25/11) và khơng được trả lãi đối với dịch vụ giữ hộ vàng. Từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước tăng gần 4,7 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 10%, trong khi vàng thế giới tăng chưa đến 7%.

1.3.7 Tái cơ cấu các TCTD yếu kém

Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 TCTD, bên cạnh việc tăng cường giám sát hoạt động của các TCTD. Trong số 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu thì đã có 3 ngân hàng hợp nhất trong năm 2011 là SCB – Đệ Nhất – Tín Nghĩa.

Năm 2012 thêm một vụ sáp nhập thành công là Habubank – SHB vào ngày 28/8. Đến nay, hoạt động của SHB đã dần đi vào ổn định sau khi lỗ hơn 1.100 tỷ đồng. Ngân hàng TienPhongBank cũng đã tự tái cơ cấu thành cơng hồi tháng 6 sau khi tập đồn DOJI chi tiền mua lại 20% cổ phần. Đến cuối năm 2012, vẫn còn 4 ngân hàng là Navibank, GPBank, TrustBank, Westernbank chưa công khai phương án tái cơ cấu. Tuy nhiên, trong năm cũng xuất hiện một vài thông tin về việc Navibank sẽ tự tái cơ cấu hay WesternBank sẽ được bán cho PVFC...

1.3.8 Đổi chủ ngân hàng

HĐQT của ngân hàng Sacombank thay đổi hoàn toàn trong, trong đó có 4 người mới đến từ ngân hàng Phương Nam. Ban Giám đốc bổ nhiệm mới 11 phó TGĐ và 1 Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật chuyển từ ông Đặng Văn Thành sang ông Phan Huy Khang. Trong năm, một loạt các cổ đông cá nhân

và tổ chức của Sacombank thối vốn hồn tồn khỏi nhà băng này. Những ngày cuối năm, con của phó chủ tịch HĐQT Trầm Bê tiếp tục thối tồn bộ 48 triệu cổ phần tức 4,93% tại Sacombank. Tại TienPhongBank, sau khi gia đình họ Đỗ mua lại 20% cổ phần của ngân hàng, trở thành cổ đơng lớn thì ơng Đỗ Minh Phú, chủ tịch DOJI cũng lên làm chủ tịch TienPhongBank. Phó chủ tịch ngân hàng hiện là người em Đỗ Anh Tú. Ngồi ra, cịn một số ngân hàng thay đổi cơ cấu cổ đông lớn như Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho của Nhật thu về 11.800 tỷ; ACB thoái vốn khỏi Eximbank và KienLongBank thu về 4.500 tỷ...

1.3.9 Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng tăng đột biến

Các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khơng ít các cán bộ ngân hàng liên tục bị phanh phui, khởi tố. Rúng động thị trường năm nay là vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, ngun phó phịng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm. Vụ án đã kết thúc điều tra với 17 bị can bị khởi tố.

Tiếp đến là vụ nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Vụ việc cơng ty cho th tài chính II thuộc Agribank gây thất thốt 3.600 tỷ đồng bị phanh phui hồi năm ngoái và hiện vẫn còn nợ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hơn 1.000 tỷ đồng, cùng với nhiều vụ điều tra, khởi tố, xét xử các cán bộ nhân viên của nhà băng này cũng là sự việc thu hút sự chú ý trong năm nay.

1.3.10 Nỗ lực điều hành chính sách của cơ quan quản lý

Năm 2012, NHNN đã có nhiều chính sách quản lý phù hợp bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Nhằm kìm hãm đà tăng trưởng tín dụng q nóng những năm trước, năm nay NHNN tiến hành phân nhóm tín dụng

cho các. Giữa năm, theo diễn biến mới và sự phát triển của các ngân hàng, NHNN đã có một số điều chỉnh về "room" tín dụng cho khoảng chục ngân hàng, cao nhất lên đến 30%.

NHNN cũng siết chặt thị trường liên ngân hàng bằng các quy định chặt chẽ hơn kể từ ngày 1/9, chẳng hạn bên đi vay nếu nợ quá 10 ngày sẽ không được tham gia thị trường; đi vay phải có tài sản đảm bảo...Tỷ giá USD danh nghĩa biến động theo một đường thẳng băng kể từ cuối năm 2011 tới nay. Tỷ giá USD trong ngân hàng cũng khá ổn định, khơng có hiện tượng sốt USD như mọi năm. NHNN liên tục mua ròng USD từ các TCTD, với tổng cộng trên 10 tỷ USD từ đầu năm tới nay.

Ban hành nhiều dự thảo mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn thị trường, ví dụ siết chặt hoạt động ủy thác đầu tư ngân hàng; nâng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng…

Những ngày cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đã có các buổi làm việc với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh để đưa ra biện pháp giải quyết nợ xấu cho bất động sản. Theo thông tin từ các buổi làm việc này, lãi suất sẽ giảm trong vài ngày tới và NHNN sẽ bơm ra từ 100.000 - 150.000 tỷ đồng giúp phá băng thị trường bất động sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Năm 2012 sắp kết thúc với áp lực phải tái cơ cấu, cải tổ mạnh mẽ được đặt ra cho tồn hệ thống NH Việt Nam. Theo đó, năm 2013 sắp được mở ra với khá nhiều thách thức cho các NH về các vấn đề như xử lý nợ xấu, tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ chặt chẽ và quy mơ tăng trưởng tín dụng hạn hẹp. Tuy nhiên, trong những khó khăn, vẫn cịn rất nhiều cơ hội dành cho những NH có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ được vị thế của mình trong hệ thống tài chính NH cũng trong như nền kinh tế.

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN TỪ KH CÁ NHÂN CỦA MARITIME BANK

2.1 Khái quát về Maritime bank 2.1.1 Lịch sử hình thành

2.1.1.1 Thành lập

NHTMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime bank (MSB) là NHTM được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 08/6/1991, Giấy phép số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phịng cấp ngày 24/12/1991. Ngày 12/7/1991, MSB đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Trụ sở chính: 88 Láng Hạ - Quận Đống Đa - Hà Nội Hiện nay, cổ đông lớn của MSB bao gồm:

 Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam : chiếm 12.53%

 CTCP chứng khoán NH No & PTNT VN : chiếm 14.99%

2.1.1.2 Tầm nhìn

Trở thành NHTMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.

2.1.1.3 Mục tiêu

Đến năm 2015, MSB là một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.

Tạo lập giá trị bền vững thông qua công tác cho vay và huy động vốn.

2.1.1.4 Chiến lược

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu KH và hướng tới KH;

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để bảo đảm cho sự tăng trưởng được bền vững;

Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng MSB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh cịn chưa hồn thiện của ngành NH Việt Nam;

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng

Tăng trưởng thông qua việc phát triển qui mô: Hiện nay MSB đang mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên tồn quốc, bên cạnh đó MSB đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu tư và phát triển công nghệ NH hiện đại.

Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: MSB đã và đang tham gia vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động như: tham gia vào hệ thống thanh tốn thẻ Smart Link, tìm kiếm đối tác chiến lược để xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ NH theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chiến lược đa dạng hóa

Đây là một chiến lược tăng trưởng được MSB quan tâm thực hiện. MSB đang triển khai thành lập Cơng ty chứng khốn, nghiên cứu thành lập Công ty bất động sản, Công ty quản lý và khai thác tài sản.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của ban điều hành gồm các bộ phận:

Tổng giám đốc (TGĐ): Hoạch định, tổ chức và kiểm sốt tồn bộ hoạt động của hệ thống, đầu mối quản lý công tác tổ chức – cán bộ, công tác quản trị điều hành, cơng tác chính trị tư tưởng, phịng chống tham nhũng, kiểm tra nội bộ,

quyết toán, phân chia quỹ thu nhập, thi đua khen thưởng, kỷ luật, mua sắm tài sản cố định, chính sách kinh doanh....

TGĐ NH cá nhân (Phó TGĐ thứ nhất): Phụ trách tất cả các hoạt động liên quan đến KH cá nhân của hệ thống.

TGĐ NH doanh nghiệp (Phó TGĐ thứ hai): Phụ trách tất cả các hoạt động liên quan đến KH doanh nghiệp của hệ thống.

TGĐ NH định chế tài chính (Phó TGĐ thứ ba): Phụ trách tất cả các hoạt động liên quan đến khối nguồn vốn, thị trường liên NH.

TGĐ khối vận hành (Phó TGĐ thứ tư): phụ trách tất cả các mảng liên quan đến: bộ phận hỗ trợ, quản lý rủi ro, cơng nghệ NH, phê duyệt tín dụng, quản lý tài chính.

TGĐ khối quản lý nhân tài (Phó TGĐ thứ năm): phụ trách về phát triển nhân tài, thu hút nguồn nhân lực, chính sách lương thưởng cho tồn thể cán bộ nhân viên MSB.

Mỗi Phó TGĐ phụ trách một mảng riêng lẻ như một NH con, tuy nhiên giữa các NH con này có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và hỗ trợ cùng phát triển. Chính vì sự chun mơn hóa cao này mà các phịng ban trực thuộc bộ phận đó tập trung sâu về chun mơn nghiệp vụ hơn.

Các NH chuyên doanh này, muốn đưa ra kế hoạch kinh doanh hay nguồn kinh phí phục vụ quá trình phát triển kinh doanh cũng phải đề xuất Ban Tổng giám đốc và có sự đóng góp của các Phó TGĐ chuyên doanh khác.

2.1.3 Nghiệp vụ kinh doanh của MSB

Maritime bank phấn đấu trở thành một NHTM đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bền vững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một NH hiện đại. Những yếu tố này đã góp phần hỗ trợ rất tốt cho những nghiệp vụ kinh doanh của MSB, như:

Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu giấy tờ có giá;

Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các TCKT;

Cung cấp dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước; Tài trợ thương mại;

Kinh doanh ngoại hối; Các dịch vụ NH khác

2.1.4 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong vài năm trở lại đây

Giai đoạn 2008- 2010

Trước năm 2008, hình ảnh Maritime bank mờ nhạt trên thị trường tài chính NH. Đặc biệt, từ Đà Nẵng trở vào phía Nam, thương hiệu của Maritime bank càng không được biết đến. Đứng trước thực trạng này, Ban điều hành NH đưa ra nhiều quyết định nhằm thay đổi cục diện để tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và định vị thương hiệu trên thị trường NH.

Năm 2008, cơ cấu Ban Điều hành thay đổi với sự tham gia của nhiều nhân tố ngồi quốc doanh; Năm 2009, Cơng ty Tư vấn hàng đầu thế giới Mckinsey chính thức tham gia hoạch định chiến lược đổi mới MSB.

Năm 2009 được coi là một năm kinh doanh thành công với những bước tăng trưởng mạnh mẽ của MSB trên chặng đường phát triển, hướng đến đến mục tiêu trở thành một trong những NH dẫn đầu thị trường về khả năng cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)