2.3 Kết quả về hoạt động huy động vốn KHCN của MSB
2.3.1 Căn cứ theo kỳ hạn tiền gửi của KHCN
Bảng 2.4: Doanh số huy động của KHCN theo kỳ hạn gửi tiền
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % I Tiền gửi không
kỳ hạn 2,799 12% 4,988 15% 8,412 22% 8,841 20%
1 Tài khoản thanh
toán 2,564 92% 4,843 97% 8,287 99% 8,763 99%
2 Tiền gửi tiết kiệm 235 8% 145 3% 125 1% 78 1%
II Tiền gửi có kỳ hạn 19,868 88% 27,238 85% 29,115 78% 34,690 80% 1 Từ 1 tháng đến 3 tháng 15,346 77% 22,143 81% 26,461 91% 31,611 91% 2 Từ 3 tháng đến 6 tháng 2,188 11% 2,852 10% 1,754 6% 2,217 6% 3 Từ 6 tháng đến 12 tháng 1,578 8% 1,718 6% 725 2% 675 2% 4 Trên 12 tháng 756 4% 525 2% 175 1% 187 1% Tổng vốn huy động 22,667 100% 32,226 100% 37,527 100% 43,531 100% ƯT năm 2012 (Đơn vị: tỷ đồng)
STT Theo kỳ hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(Nguồn: Báo cáo của MSB năm 2011)
Tiền gửi huy động KHCN chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, chiếm trên 80% tổng doanh số, tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm trung bình 17% từ năm 2009 đến 2011, và tăng qua các năm (năm 2009 là 12%; năm 2010 là 15%; năm 2012 là 22%), tăng đột biến vào năm 2011 (từ 15% lên 22%). Thời điểm này, MSB có nhiều chính sách hấp dẫn thu hút KH giao dịch TKTT M1 và bắt đầu triển khai chương trình chi lương qua tài khoản được miễn phí tất cả các giao dịch trong nước liên quan đến tài khoản này.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn, kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh qua các năm (năm 2009 là 77%; năm 2010 là 81%; năm 2011 là 91%). Năm 2011 được xem là năm “ăn xổi ở thời” của ngành NH, hầu hết các NH đều tung ra sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm chỉ ưu đãi mạnh ở kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng, các NH hầu như khơng thể dự đốn được tình hình lãi suất sẽ tăng hay giảm trong năm. Cùng thời điểm này, Techcombank nổ phát súng
đầu tiên cho chiến dịch tăng lãi suất huy động tiền gửi trên 18.5%, sau đó là cuộc cạnh tranh về lãi suất gay gắt đã diễn ra và MSB khơng thể đứng nhìn các NH khác tăng lãi suất để lôi kéo KH của mình và thị trường đang nóng và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Các kỳ hạn trên 3 tháng, đặc biệt là từ 12 tháng trở lên hầu như không được quan tâm đến và MSB bỏ ngõ phân khúc KHCN của thị trường này. Do vậy, hầu như khơng có doanh số huy động đối với loại kỳ hạn này.
Sang năm 2012, với nhiều biến động, do vậy có sự chuyển dịch về cơ cấu huy động vốn giữa có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn (khơng kỳ hạn chiếm 20%, có kỳ hạn chiếm 80%), thời điểm này KHCN chủ yếu gửi kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, và cũng bắt đầu quan tâm đến kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.