Đa dạng hóa sản phẩm TGTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 82 - 85)

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách huy động vốn KHCN của NH Maritime

3.3.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm TGTT

Hiện tại MSB chỉ có 2 loại TGTT là M1 và Mmoney. Trước đây những sản phẩm này dẫn đầu thị trường về doanh số cũng như những tiện ích khác. Nhưng sau đó, một số sản phẩm của các NH khác ra đời, cạnh tranh hơn và có tính ưu việt hơn. Trong khi các NH khác đang ào ạt với sản phẩm của mình thì MSB vẫn là sản phẩm cũ, chưa có sản phẩm mới thay thế. Với thời điểm cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc tung sản phẩm mới ra thị trường để thu hút KH cũng là cách mang lại doanh số huy động cao hơn. MSB có thể đưa ra các sản phẩm như:

- Đóng gói sản phẩm cùng với TKTT: với gói sản phẩm này, nếu KH sử dụng những sản phẩm liên quan với nhau thì KH sẽ được ưu tiên giao dịch tại

quầy cũng như giảm những phí liên quan khác. Với việc đóng gói sản phẩm, tạo cho KH thói quen sử dụng sản phẩm Ngân hàng và những sản phẩm này càng liên quan với nhau thì KH khó có thể từ bỏ một trong những sản phẩm thuộc gói sản phẩm đó.

Gói tiện lợi: tài khoản thanh toán, thanh toán tự động và ngân hàng điện tử. Đối với gói này, KH có thể sử dụng thơng qua kênh Ngân hàng điện tử hoặc đăng ký tại quầy để được thanh toán tự động hàng tháng. Đến ngày nhất định trong tháng, hệ thống TKTT của KH sẽ tự động thanh toán số tiền mà KH đã đăng ký trước với Ngân hàng. Về mặt tiện lợi, KH khỏi đến Ngân hàng để viết giấy tờ, và không mất thời gian. Để sử dụng được gói sản phẩm này, chắc chắn KH sẽ phải có tiền trong TKTT.

Gói điều kiện: gồm những sản phẩm (tín dụng – tài khoản thanh tốn), khi thực hiện cho KH vay vốn, MSB nên đưa điều kiện như: giải ngân thông qua TKTT, chuyển doanh số kinh doanh qua TKTT được mở tại MSB, miễn hoặc giảm phí nếu KH thanh tốn cho đối tượng có TKTT của MSB. Với gói này, KH sẽ thấy được trách nhiệm của mình và nếu muốn hưởng những quyền lợi liên quan, KH sẽ phải u cầu đối tác của mình phải có TKTT tại MSB.

- Duy trì số dư, nhận q như ý: Mục đích quan trọng nhất của việc đa dạng hóa sản phẩm TKTT cũng chỉ muốn thu hút KH sử dụng TKTT ngày càng nhiều và số dư trong TKTT được duy trì với doanh số lớn. Khuyến khích KH có nhiều số dư trong TKTT, MSB nên đưa ra chương trình “duy trì số dư, nhận quà như ý” dành cho KHCN.

Số dư bình quân tối thiểu là 500.000 đồng/tháng, cứ mỗi 500.000 đồng, KH đều nhận được 1 mã số dự thưởng (số dư bình quân tháng = tổng số dư trong TKTT cuối mỗi ngày /30). Số dư bình quân càng cao thì mã số dự thưởng càng nhiều, KH có cơ hội nhận quà cao hơn. Cuối mỗi tháng, MSB tổng kết mã số dự thưởng và tiến hành quay số, với các giải thưởng kèm theo.

- Cải tiến sản phẩm cũ: Hiện tại, đối với sản phẩm M1 Account, áp dụng cho nhóm KH có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên. Với số dư bình quân

hàng tháng từ 20 triệu trở lên, KH được miễn phí tất cả các phí giao dịch. Nhưng thực tế, với mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam thì sản phẩm này chưa phù hợp lắm, chỉ có số ít KH thực sự quan tâm đến sản phẩm này, MSB đã bỏ qua một phân khúc lớn nhóm KH có thu nhập thấp hơn và số dư bình qn thấp hơn. Do vậy, MSB cũng nên cải tiến sản phẩm này và phân thành từng nhóm:

Số dư bình quân dưới 5 triệu

Số dư bình quân từ 5 triệu đến dưới 10 triệu Số dư bình quân từ 10 triệu đến dưới 20 triệu Số dư bình quân từ 20 triệu trở lên

Với việc phân nhóm các KH này, MSB sẽ khơng bỏ sót bất kỳ đối tượng KH nào. Tùy theo mỗi nhóm khác nhau, MSB nên xây dựng một cơ chế nhằm mang lại cho KH được lợi ích cao nhất, và MSB sẽ khai thác hết tiềm năng thực sự của nhóm KH này.

- Sản phẩm gia tăng tiện ích cho KH: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có sản phẩm TKTT kèm theo chức năng thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, … Tuy nhiên, chưa phải tất cả các ngân hàng này đều quan tâm nhiều đến việc này. Do vậy, MSB đi sau sẽ học hỏi được nhiều điều và cũng cần điều chỉnh nhiều yếu tố để phù hợp với tình hình thực tế và càng gia tăng thêm tiện ích cho KH.

Bằng hình thức này, MSB sẽ ký hợp đồng thu hộ đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ (điện, nước, điện thoại, …) và MSB cũng sẽ ký hợp đồng chi hộ đối với KH là cá nhân. Hàng tháng, khi chốt tất cả chi phí này, MSB sẽ thay mặt cho đơn vị cung cấp dịch vụ thu tiền của KH và thay mặt cho KH thanh toán tiền cho đơn vị cung cấp dịch vụ, sau khi nhận đầy đủ hóa đơn và chứng từ yêu cầu thanh toán. Sau một đợt thanh toán, định kỳ một mốc thời gian cụ thể, MSB sẽ chuyển tất cả các hóa đơn này cho KH và lưu lại bản hạch toán.

Sản phẩm này trước đây đã được VIB thử nghiệm tuy nhiên không mang lại hiệu quả, do VIB chỉ ký hợp đồng thu hộ nhưng khơng ký hợp đồng chi hộ, vì

thế KH có quyền thanh tốn tiền bằng bất kỳ hình thức khác mà khơng chịu sự ràng buộc với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)