MÁY PHÁT ÂM TẦN

Một phần của tài liệu TLBDGV chuyen vatly THPT (Trang 107 - 111)

Phạm vi tần số: 10 Hz tới 1 MHz

+ Tín hiệu sóng hình sin: Phạm vi 10 Hz tới 1 MHz + Tín hiệu sóng hình vng: Phạm vi 10 Hz tới 100KHz

CÁCH DÙNG CÁC NÚM ĐIỀU KHIỂN

X10 100 – 1000 Hz X100 1K – 10 KHz X1K 10 – 100 KHz

X10K 100 – 1000 KHz

➂ POWER switch Tắt, mở máy

➃ WAVEFORM switch Lựa chọn tín hiệu đầu ra (sin hoặc vuông)

➄ EXT SYNC input Cho liên kết với tín hiệu tần số ngồi

➅ FINE control Cho sự thích hợp của hiệu điện thế đầu ra

➆ HIGH- LOW switch Điều chỉnh đường nằm ngang đầu ra; ở LOW đầu ra giảm là 1/100 (40dB)

➇ OUTPUT terminal Nối tín hiệu đầu ra tới máy khác III. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU

Bài 1: GHI ĐỒ THỊ DAO ĐỘNG, ĐO TẦN SỐ VÀ GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI CỦA HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU

1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

- Ghi được đồ thị ổn định của một hiệu điện thế xoay chiều hình sin trên màn dao động ký điện tử .

- Đo tần số và giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều.

- Qua thí nghiệm này, sinh viên được thực hành sử dụng dao động ký điện tử hai chùm tia, nắm vững nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng dao động ký điện tử, làm cơ sở cho các thí nghiệm tiếp theo.

2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

- Máy biến thế học sinh 12 V - Máy phát âm tần

- Dao động ký điện tử hai chùm tia

3. CÁCH LẮP RÁP VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

3.1.Ghi đồ thị hiệu điện thế xoay chiều trên màn dao động ký điện tử.

- Đưa hiệu điện thế xoay chiều từ máy biến thế học sinh vào lối vào CH1 (9) của dao động ký điện tủ qua dây nối của máy

- Đặt cho dao động kí làm việc ở chế độ bình thường: . Cơng tắc 27 ở vị trí AUTO- NORMAL

. Cơng tắc 19 để ở vị trí DUAL . Các cơng tắc 11, 12 ở vị trí AC . Các cơng tắc 6, 21 ở vị trí X1

- Bật cơng tắc cho dao động ký hoạt động. Chờ cho trên màn xuất hiện hai vạch sáng nằm ngang. Điều chỉnh độ sáng, độ nét nhờ các núm 3 và 4. Xoay các núm POSITION 17, 18, 26 sao cho các vạch sáng nằm gọn trong màn hình.

- Xoay từng nấc một núm điều chỉnh tần số quét của xung răng cưa 22 ngược chiều kim đồng hồ, quan sát màn hình dao động ký điện tử ta thấy độ nhấp nháy của các vạch sáng tăng dần cho đến khi nhìn rõ các tia sáng chuyển động chậm từ trái sang phải rồi quay nhanh trở lại. Xoay núm ngược lại thì tần số quét tăng dần, do lưu ảnh trên võng mạc của mắt mà ta thấy các vạch sáng nằm ngang.

- Nếu quay núm 22 về đến vị trí X- Y thì trên màn chỉ cịn một chấm sáng. Lúc này xung răng cưa đã được tách khỏi các bản lái tia. Các lối vào CH1, CH2 bây giờ trở thành các lối vào X và Y tương ứng.

- Đưa công tắc 19 về vị trí CH1, cơng tắc 22 về vị trí 2ms rồi bật điện ở biến thế học sinh, trên màn dao động ký xuất hiện đồ thị hình sin của hiệu điện thế đưa vào. Cơng tắc 32 để ở vị trí CH1, điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu vào bằng núm 13 (từng nấc) và núm 15 (vi chỉnh) sao cho đồ thị nằm gọn trong màn. Nếu chưa được thì kết hợp điều chỉnh núm điều chỉnh độ ổn định 30.

- Muốn thay đổi số chu kỳ của đồ thị ghi đuợc trên màn, ta phải điều chỉnh tần số quét một cách hợp lý nhờ núm 22 và vi chỉnh bằng núm 25. Khi đó núm 23 khơng được

để ở vị trí CAL

- Núm SLOPS 33 được sử dụng khi muốn cho đồ thị đảo đi một nửa chu kỳ. - Thay máy biến thế bằng máy phát âm tần rồi lặp lại thí nghiệm.

Để đo được giá trị của hiệu điện thế trên màn dao động kí điện tử ta phải biết cách đọc thang đo thông qua bộ khuyếch đại (13, 14, 15, 16). Trước hết phải xoay núm vi chỉnh (15, 16) về tận cùng bên phải vào nấc định vị (khơng có chỉ thị bên ngồi). Khi đó núm 13, 14 đặt ở vị trí nào sẽ có độ khuyếch đại tương ứng với đơn vị là giá trị hiệu điện thế trên mỗi độ chia của màn hình như ghi trên thang đo. Ví dụ: Núm 13 ở vị trí 2 VOLTS/DIV có nghĩa là theo phương thẳng đứng, ứng với mỗi độ chia của màn hình có hiệu điện thế bằng 2V...

Như vậy để đọc được giá trị của hiệu điện thế đưa vào qua đồ thị của nó, cần phải tiến hành các bước sau:

- Bật dao động kí điện tử ở chế độ một chùm tia. Điều chỉnh cho vạch sáng nằm ngang trùng với trục ox (chính giữa màn, tương ứng với độ lệch bằng 0).

- Đưa tín hiệu xoay chiều từ máy phát âm tần vào dao đơng kí, điều chỉnh cho đồ thị hình sin ổn định trên màn (không điều chỉnh các núm POSITION).

- Đọc giá trị cực đại trên đồ thị bằng đơn vị đo chiều dài trên màn hình Y.

- Xác định giá trị một độ chia n (VOLTS/DIV hoặc mV/DIV) của bộ khuyếch đại 13, 14.

- Giá trị cực đại của hiệu điện thế đưa vào U0= Y. n

- Thay đổi độ khuyếch đại một số lần và đọc giá trị để tính giá trị trung bình.

3.3. Đo tần số của hiệu điện thế xoay chiều.

- Đưa hiệu điện thế xoay chiều từ máy phát âm tần vào dao động ký điện tử. Núm 23 để ở vị tí " CAL". Căn cứ vào vị trí của núm điều chỉnh tần số quét 22 và tín hiệu trên màn hình ta có thể suy ra chu kỳ, tần số của nó bằng cách sau:

+ Đo chiều dài X của đồ thị trên màn hình ứng với mỗi chu kỳ. + Đọc số chỉ của 22 có đơn vị là thời gian/độ chia (TIME/DIV): n + Chu kì của hiệu điện thế được tính: T= X.n (s; ms; µs)

+ Tần số: f= 1/T

Ví dụ: Nếu chiều dài của một chu kỳ tín hiệu là 10 ĐV, núm 22 để ở vị trí 2ms Ta có: T= 10 . 0,002= 0,02s

f= 1/T = 50 Hz

- Đưa hiệu điện thế từ biến thế học sinh vào ta kiểm tra được tần số của mạng điện thành phố.

- Muốn đo tần số của hiệu điện thế xoay chiều bằng cách so sánh với một hiệu điện thế chuẩn đã biết tần số f0, ta đưa đồng thời cả hai hiệu điện thế này vào dao động kí tử qua kênh CH1(9) và CH2(10).So sánh số chu kì ghi được trên màn. Nếu hiệu điện thế cần đo tần số có chu kì lớn gấp n lần số chu kì của tần số chuẩn thì ta có:

f= n.f0

Bài 2: TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN TRỞ THUẦN, TỤ ĐIỆN VÀ CUỘN CẢM TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU

Một phần của tài liệu TLBDGV chuyen vatly THPT (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w