Giá trị dịch vụ môi trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 55 - 57)

3.2.1 .Về hệ thực vật

3.3. Về giá trị của đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà

3.3.4. Giá trị dịch vụ môi trường

Rừng là một loại đệm đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu như một nhân tố hình thành quan trọng, mà cịn có vai trị như một nhân tố điều hồ khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh giới. Những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hồ khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất.

Rừng Nà ở đây cũng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của xã Đức Thạnh. Việc phá rừng trong vài thập kỷ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn xã. Biểu hiện rõ nhất ở đây, đó là diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học của rừng Nà ngày một suy giảm, các giống lồi động, thực vật q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

Như chúng ta đã biết một khi diện tích rừng suy giảm sẽ làm cho ĐDSH suy giảm. Tính ĐDSH rừng suy giảm chủ yếu do các hiểm hoạ từ tự nhiên và con người.

Con người trực tiếp phá huỷ, chia cắt, làm suy thoái nơi sống (sinh cảnh) của các loài. Phá huỷ nơi sống hay sinh cảnh sống của lồi là mối đe doạ chính đối với mất mát ĐDSH. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các động vật có xương sống bị tuyệt chủng và cũng là nguy cơ đối với các lồi động vật khơng xương sống và thực vật. Phần lớn nơi cư trú ngun thuỷ là rừng, do đó việc duy trì và bảo vệ rừng Nà không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ riêng của xã Đức Thạnh mà là vấn đề được toàn tỉnh quan tâm.

Ảnh hưởng của rừng đến khí hậu trước hết thể hiện ở vai trị ổn định thành phần khơng khí. Trong q trình hoạt động sống, rừng lấy CO2 của khí quyển để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đồng thời cũng giải phóng O2 vào khí quyển.

Khi tạo ra một tấn gỗ khơ, cây rừng đã giải phóng ra từ 1,39 đến 1,42 tấn O2 tuỳ từng lồi, có thể nói rừng như là một nhà máy khổng lồ chế tạo ra O2. Trong

hoạt động sống, rừng có khả năng đồng hố, hấp thụ một số chất khí này và đưa vào khí quyển một số chất khí khác. Nhờ đó rừng có vai trị đặc biệt trong ổn định thành phần khơng khí của khí quyển.

Phá rừng trong những năm gần đây đã dẫn đến q trình thay đổi các chất khí trong khí quyển rất lớn, mà chủ yếu là tăng nồng độ CO2 ( hiện nay nồng độ

CO2 là 0,03%). Khi hàm lượng CO2 tăng lên, hiệu ứng nhà kính của khí quyển tăng

lên. Kết quả sẽ làm cho trái đất ngày một nóng hơn. Nếu tiếp tục phá rừng thì hàm lượng CO2 tiếp tục tăng và nhiệt độ khí quyển diễn biến phức tạp. Sự gia tăng của lũ

lụt, hạn hán, cháy rừng, phát triển những dịch bệnh… ngày càng tăng lên.

Trong thực tế con người vẫn chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trái đất đang khơng ngừng tăng lên. Rừng cịn tham gia duy trì tầng ơzơn, bảo vệ trái đất khỏi các tia bức xạ. Rừng cũng có khả năng làm giảm nồng độ các chất khí độc: H2S, NO2, CH4, CO...Rừng có vai trị như một nhân tố điều hồ khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.

+ Hấp thụ bụi

Tán của các cây trong Nà như một “máy lọc xanh” có khả năng hấp thụ tro, bụi, cản trở sự lan truyền của chúng trong không gian. 1 ha rừng có thể giữ được 30 đến 50 tấn bụi trong năm, giảm 30 - 40 % lượng bụi trong khí quyển (Nguồn : Khí tượng thuỷ văn rừng - Trường ĐH Lâm nghiệp). Nhiều thực vật có khả năng đồng hố các chất trong khí quyển, chẳng hạn các chất thơm, hợp chất cácbon, ete, tinh

dầu, phenon v.v… Ở đây nếu chúng ta muốn tính giá trị của khả năng hấp thụ bụi

thiếu trang thiết bị phục vụ cho vấn đề đó, do vậy ở đây chỉ đề cập điển hình một

vài thơng số mà thơi.

+ Nạp, tích trữ và cung cấp nước

Có thể nói từ lâu người dân xã Đức Thạnh đã xem Rừng Nà như là túi nước ngọt để phục vụ hầu hết các nhu cầu sinh hoạt của xã.

Trong quan điểm chung, giá trị giữ nước của rừng có nghĩa là giữ và tích luỹ nước ở bất kỳ dạng nào, bao gồm: làm tăng trữ lượng của nó trong đất, giảm thốt hơi nước mặt đất, tăng mực nước ngầm và làm sạch nước. Khả năng giữ nước của rừng được quyết định bởi khả năng giảm dòng chảy mặt, tăng lượng nước ngầm. Lượng nước giữ lại trên tán rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, tuổi rừng, tổ thành lồi, độ che phủ, điều kiện khí tượng, loại mưa, cường độ mưa, …Tính trung bình cho các kiểu rừng ở các điều kiện khí hậu khác nhau lượng nước bị giữ lại trên tán chiếm 30 - 35% tổng lượng giáng thuỷ.

Rừng Nà là rừng lá nhỏ, nên tán rừng chỉ giữ được từ 5 - 8% tổng lượng giáng thuỷ. Rừng làm giảm tốc độ và chệch hướng đi của gió: Trước hết rừng như một vật cản làm giảm tốc độ gió. Khi gặp dải rừng gió bị mất một phần động năng do phải thắng lực ma sát và làm rung cây. Những xốy khí được hình thành do ma sát của gió với tán rừng có tốc độ di chuyển thấp được xáo trộn vào các lớp khơng khí bên trên và làm giảm tốc độ của khơng khí bên trên tán rừng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)