STT Tên họ Loài Số lượng Tỷ lệ % 1 Moraceae 5 9,6 2 Myrtaceae 5 9,6 3 Euphorbiaceae 5 9,6 4 Rubiaceae 4 7,7 5 Caesalpiniaceae 2 3,8 6 Lauraceae 2 3,8 7 Symplocaceae 2 3,8 Tổng 25 48,1
Ở bậc chi, hầu hết các chi ở khu hệ thực vật Rừng Nà chỉ có 1 lồi, ngoại trừ
chi Ficus có 5 lồi, Psychotria có 3 lồi và 2 chi Symplocos, Syzygium có 2 lồi.
Một cách đơn giản để đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật là thơng qua các chỉ số đa dạng của các họ, chi trong khu hệ. Tổng các chỉ số đó (gọi là chỉ số đa dạng phân loại) càng cao thì mức độ đa dạng càng lớn. Khu hệ thực vật Rừng Nà có các chỉ số như sau: chỉ số họ là 1,5 (mỗi họ trung bình có 1,5 lồi), chỉ số chi là 1,2 (mỗi chi trung bình có 1,2 loài), chỉ số chi/họ là 1,3 và chỉ số đa dạng phân loại là 4,0. Các chỉ số trên cho thấy hệ thực vật này có mức độ đa dạng thấp, điều này phù hợp với sự đơn giản trong cấu trúc thảm thực vật của Rừng Nà.
Tuy không nằm trong danh lục thành phần loài thực vật Rừng Nà, nhưng
trong q trình khảo sát thực địa nhận thấy có sự xuất hiện của 2 loài ngoại lai xâm hại là Mai dương Mimosa pigra L. (họ Trinh nữ Mimosaceae) và Bèo Lục Bình
Eichhornia crassipes Solms (họ Pontederiaceae) phân bố ven Nà Đôn Lương. Theo
quan sát thấy cây Mai Dương có khả năng phát triển rất tốt và đang có xu hướng lấn chiếm các khoảng đất trống ở bìa Rừng Nà. Lồi ngoại lai xâm hại này có khả năng phát tán nhanh, thích hợp với mơi trường ẩm ướt, bán ngập nên cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp loại bỏ khi thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn Rừng Nà.
Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà
Giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà được đánh giá dựa trên mục đích sử
dụng của các loài đã xác định được ở khu hệ (bảng 3.4).