3.2.1 .Về hệ thực vật
3.4. Các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng
3.4.2. Quản lý yếu kém
Nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân đều xác định được vai trò của Rừng Nà trong việc thu hút các đàn chim di cư, là môi trường sinh sống cho các động vật
khác. Tuy nhiên, việc khai thác chúng vẫn khơng hợp lý nhìn chung là do nhận thức
chưa cao, người dân chưa có cái nhìn tổng thể về đa dạng sinh học. Do đó, việc khai thác của họ không làm ảnh hưởng đến mùa di cư năm sau... Mặc dù xác định được mùa vụ sinh sản, nhưng quan niệm mình khơng khai thác thì người khác sẽ khai thác, dẫn đến hàng loạt loài bị đánh bắt ngay khi đang đẻ trứng, chăm con.
Qua điều tra cũng cho thấy khâu quản lý về khai thác động vật cũng như thực vật trong Rừng Nà vẫn chưa được quan tâm một cách cụ thể. Diện tích rừng bị thu hẹp bởi các hoạt động canh tác, cơng trình dân sinh chia cắt đã làm ảnh hưởng đáng kể đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, một số hiện tượng sau thể hiện rõ việc yếu kém trong quản lý tại địa phương đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học Rừng Nà:
- Rác thải sinh hoạt đã và đang xâm lấn các bìa Nà, rõ nhất là Nà ông Rân,
Nà Đức Tân. Các chủ hộ gần các nà này bày tỏ bức xúc trước hiện tượng những người dân ở nơi khác đến đổ rác nhưng khơng có giải pháp ngăn chặn.
- Mặc dù Rừng Nà đã được tỉnh Quảng Ngãi cơng nhận là di tích lịch sử, tuy
nhiên một số người dân ở địa phương khác đến khai thác các cây làm cảnh như: Đa, Lộc vừng... và người dân địa phương cũng khơng thể ngăn chặn. Bên cạnh đó vẫn cịn một số người dân vẫn vào nà chặt cây để phục vụ cho một số hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Kết quả phỏng vấn đã xác định rõ súng săn khơng có ở địa phương mà do
các thợ săn từ chỗ khác đến săn bắn, thường các thợ săn đi thành nhóm với 2 - 3
súng và săn bắt thành từng đợt... nhưng người dân quanh nà cũng không được trang bị cơ sở pháp lý để ngăn chặn.
Ngồi ra, hoạt động nơng nghiệp có sử dụng đến phân bón, thuốc trừ sâu ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các động vật cỡ nhỏ quanh nà và trong nà, chúng sẽ ảnh hưởng đến chuỗi, lưới thức ăn của các sinh vật... nhưng cũng chưa thấy quan tâm.
Mất nơi sống là nguyên nhân không những làm chết tức thì các động vật hoang dã mà còn làm cho chúng phải di chuyển trốn sang nơi khác, sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Ngồi ra, hiện tại các thơn dân cư lân cận Rừng Nà vẫn chưa xây dựng được hương ước về bảo vệ đa dạng sinh học Rừng Nà. Kết quả điều tra cũng đã cho thấy một bộ phận dân cư đã ý thức được vai trò của Rừng Nà trong việc gắn kết các
nguồn lợi với họ. Tuy nhiên nhận thức này chưa thực sự lan toả và chưa có hướng dẫn hay văn bản cùng với các chế tài giúp cho người dân sống quanh các Nà có thể bảo vệ được các tài nguyên và giảm thiểu tác động đến Rừng Nà.