Số lượng cá thể các loài cây gỗ phổ biế nở Rừng Nà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 31 - 32)

Tên loài Số lượng cá thể cây gỗ/OTC

Tên khoa học Tên tiếng Việt OTC1 OTC2 OTC3 OTC4 OTC5

Machilus

chinensis Kháo, Vàng trắng 16 1 4 2 19

Symplocos sp1. Dung 6 1 12 1

Ilex cymosa Bùi tụ tán 7 3 19

Glochidion

zeylanicum Sóc tích lan, Gáo 1 13 9 6 6 Euodia lepta Ba chạc 1 11 1 2

Ficus microcarpa Gừa, Cừa 3

Tổng 30 19 55 12 28

Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài thực vật tại các OTC ở Rừng Nà

đơn giản và khá đồng nhất, số loài cây gỗ ở tầng thứ nhất trong các OTC dao động từ 4 - 5 loài (bảng 6), trong đó lồi Kháo (Machilus chinensis) và Gáo (Glochidion

zeylanicum) là 2 loài thường gặp nhất, hiện diện ở tất cả các OTC khảo sát, riêng

Gừa (Ficus microcarpa) chỉ gặp 3 cá thể ở OTC4 (nà Ơng Chế) có kích thước lớn, đường kính ngang ngực đạt đến 1,7m, chiều cao đến 20m với hệ rễ phụ lớn.

3.2.1.2. Cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà

Kết quả nghiên cứu xác định được 52 loài và dưới loài thực vật thuộc 44 chi, 34 họ và 2 ngành thực vật Dương xỉ và Ngọc Lan (Polypodiophyta và

Magnoliophyta) phân bố ở Rừng Nà (Phụ lục 1) .

Đa dạng các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà

Trong 52 loài và dưới loài thực vật xác định được ở Rừng Nà, ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 4 họ và 4 loài (chiếm 11,8% tổng số họ và 7,7% tổng số

loài), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 30 họ và 48 loài (chiếm 88,2% tổng số họ và 92,3% tổng số loài). Số lượng các taxon trong ngành Ngọc Lan tập trung chủ yếu vào lớp Ngọc lan - Magnoliopsida với 21 họ, 31 chi và 39 loài, trong khi lớp Loa kèn - Liliopsida ít hơn với 9 họ, 9 chi và 9 loài (Bảng 3.2).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)